Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời các sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Sáng 21/5, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh tổng kết công tác phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự (TKCN và PTDS) năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS tỉnh chủ trì hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị.
Theo báo cáo, năm 2024 trên địa bàn tỉnh xảy ra và chịu ảnh hưởng của 27 trận thiên tai, bao gồm: 3 cơn bão, 1 đợt rét hại, 5 trận lốc, sét; 8 đợt mưa lớn; 1 trận lũ quét... Tai nạn, sự cố xảy ra 946 vụ, gồm: 779 vụ tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, 94 vụ cháy, 33 vụ đuối nước, 36 vụ tai nạn trên biển... Thiên tai làm 3 người chết, 3 người bị thương, 1.064 nhà bị sập đổ, hư hỏng, 42 điểm trường bị ảnh hưởng...
Các đại biểu dự hội nghị.
Để ứng phó với sự cố thiên tai, cấp ủy, chính quyền các cấp cơ bản đã triển khai thực hiện các quy định của pháp luật, văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về công tác PCTT, TKCN và PTDS; trong đó xác định PCTT, TKCN và PTDS là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, cấp bách, thường xuyên, liên tục; tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, nâng cao hiệu quả PCTT, TKCN và PTDS.
Công tác tham mưu, chỉ đạo điều hành ứng phó với các tình huống thiên tai đã được chú trọng và đổi mới theo hướng chặt chẽ, sâu sát, quyết liệt, linh hoạt, bám sát thực tiễn, nên đã giảm tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.
Các đại biểu dự hội nghị.
Lực lượng làm công tác PCTT, TKCN và PTDS các cấp đã chủ động trong công tác triển khai nhiệm vụ, tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên theo dõi thời tiết, thiên tai, sự cố; có bản lĩnh, kinh nghiệm, luôn sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ được giao.
Chính quyền các cấp đã bổ sung, hoàn thiện các kế hoạch phòng thủ dân sự, ứng phó với các thảm họa, sự cố, PCTT và phương án ứng phó thiên tai; tổ chức diễn tập, huấn luyện triển khai các kế hoạch, phương án ở cấp cơ sở, đặc biệt là khu vực xung yếu, trọng điểm.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Cao Văn Cường phát biểu ý kiến tại hội nghị.
Trong các đợt mưa lũ, đã tổ chức tính toán theo dõi, thực hiện công tác vận hành hồ chứa, liên hồ chứa trên lưu vực sông Mã, đặc biệt là các hồ Cửa Đạt, Trung Sơn đảm bảo an toàn công trình và góp phần cắt giảm lũ cho hạ du...
Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS tỉnh cũng như qua triển khai thực hiện từ cơ sở, công tác PCTT, TKCN và PTDS vẫn bộc lộ những tồn tại, hạn chế chưa được xử lý dứt điểm như: Một số chính quyền địa phương còn có tâm lý chủ quan, lơ là, chưa quan tâm đúng nức tới công tác PCTT. Việc chuẩn bị và thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, nhất là việc chuẩn bị vật tư, trang thiết bị, nhu yếu phẩm ở một số nơi chưa đầy đủ; công cụ, phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác ứng phó thiên tai, cứu hộ cứu nạn còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra...
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đánh giá thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, bài học kinh nghiệm từ thực tiễn PCTT, TKCN tại các đơn vị, địa phương. Đặc biệt là phương án xử lý các điểm nguy cơ xảy ra sạt lở, cảnh báo lũ ống, lũ quét trên địa bàn; việc bảo đảm an toàn giao thông qua các ngầm tràn... Đồng thời đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm đáp ứng yêu cầu PCTT, TKCN trong thời gian tới.
Thường trực PCTT, TKCN ở khu vực biên giới, vùng biển Đại tá Đỗ Ngọc Vĩnh, Tỉnh uỷ viên, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh. Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trong lĩnh vực TKCN, chịu trách nhiệm chỉ huy lực lượng thực hiện nhiệm vụ TKCN trên biển, tuyến biên giới đất liền và TKCN khi có thiên tai xảy ra; phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung nâng cao năng lực cho lực lượng làm nhiệm vụ TKCN chuyên trách, kiêm nhiệm nhất là đối với các đơn vị làm nhiệm vụ TKCN trên biển. Thực hiện tốt chức năng thường trực PCTT, TKCN ở khu vực biên giới, vùng biển và ứng phó sự cố tràn dầu; chỉ đạo các đơn vị tuyến biên giới đất liền thường xuyên trao đổi tình hình với lực lượng chức năng, chính quyền địa phương hai bên biên giới triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng; chủ động cảnh báo, dự báo cháy trong từng thời gian, trên từng địa bàn; kết hợp tuần tra bảo vệ biên giới với đảm bảo an ninh rừng. Tổ chức, chỉ đạo bắn pháo hiệu tại 4 điểm theo quy định; thông tin liên lạc thông báo, kêu gọi và nắm bắt tàu thuyền đang hoạt động trên biển khi có bão, gió mạnh và các lĩnh vực thuộc trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng; phát huy hiệu quả các đài canh tìm kiếm cứu nạn; tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, tràn dầu theo quy định... Chuẩn bị tốt các điều kiện để sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai Chủ tịch UBND huyện Như Thanh Đặng Tiến Dũng Là huyện miền núi của tỉnh thường xuyên chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, nắng nóng... Nhận thức được tầm quan trọng của công tác PCTT, năm 2024 huyện đã nghiêm túc chấp hành, thực hiện các chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về công tác chuẩn bị cho công tác PCTT; đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, đồng bộ các biện pháp, giải pháp để phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Năm 2025 huyện đã chỉ đạo kiện toàn ban chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS các cấp. Huyện đã ban hành 17 văn bản các loại để chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành công tác PCTT năm 2025; ban hành Kế hoạch giao vật tư, kiểm tra các công trình trước mùa mưa lũ; thống kê, rà soát, xây dựng phương án di chuyển các hộ dân đang sinh sống ở vùng có nguy cơ ảnh hưởng thiên tai. Thành lập các tổ công tác, nòng cốt là thành viên Ban chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS cấp huyện, các phòng, đơn vị liên quan và UBND các xã, thị trấn để kiểm tra các công trình trước mùa mưa lũ, qua đó đánh giá công trình nguy cơ mất an toàn năm 2025, gồm 12 hồ, 7 tuyến kênh mương, 2 trạm bơm tại 6 xã; kiểm tra công tác chuẩn bị vật tư và các điều kiện phục vụ công tác PCTT năm 2025. Triển khai nghiêm túc công tác chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai. Trong đó, tăng cường đảm bảo an toàn công trình thuỷ lợi; nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy; rà soát, bổ sung hoàn thiện các kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, hậu cần với mức cao nhất... Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn về công tác PCTT để Nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là ở những khu vực có nguy cơ cao có khả năng xảy ra thiên tai để Nhân dân hiểu và thực hiện. Đối với công tác đảm bảo an toàn hồ chứa, huyện chỉ đạo khảo sát, đánh giá tổng thể tình hình thực tế của từng hồ chứa mất an toàn; trên cơ sở đó xây dựng và phê duyệt phương án đảm bảo an toàn cho phù hợp đối với từng công trình theo phương châm "4 tại chỗ”. Phương án đảm bảo an toàn cho các hộ dân sinh sống trong khu vực có nguy cơ mất an toàn khi xảy ra thiên tai: trên cơ sở kết quả rà soát, tổng hợp số hộ, số khẩu đang sinh sống ở vùng trũng thấp, tại khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; chỉ đạo tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình thực tế để lựa chọn các vị trí phù hợp với khoảng cách, khả năng, mức độ đảm bảo để di chuyển các hộ có nguy cơ mất an toàn khi thiên tai xảy ra đến các vị trí an toàn... Tập trung triển khai các phương án PCTT, TKCN và PTDS Chủ tịch UBND huyện Mường Lát Trịnh Văn Thế Năm 2024 do ảnh hưởng của 3 cơn bão liên tiếp, huyện Mường Lát là địa phương bị ảnh hưởng khá nặng nề từ thiên tai. Song được sự quan tâm lãnh đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo tỉnh, sự phối hợp, giúp đỡ của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, đặc biệt là Sở Nông nghiệp và Môi trường nên công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai được tổ chức khá tốt, hiệu quả và đặc biệt là không để xảy ra thiệt hại về người. Ngay từ đầu năm 2025, UBND huyện đã triển khai nhiệm vụ năm 2025, chỉ đạo các đơn vị kiện toàn ban chỉ đạo, xây dựng và hoàn chỉnh các kế hoạch, phương án PCTT, chuẩn bị nhân lực, vật tư để sẵn sàng tổ chức thực hiện công tác PCTT, tìm kiếm cứu nạn trong mùa mưa bão 2025. Đồng thời, tổ chức 2 đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị của tất cả các đơn vị, các xã, thị trấn. Qua kiểm tra các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị đã thực hiện nghiêm túc. Để chủ động ứng phó với sự cố thiên tai, đề nghị tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ khắc phục, tu sửa các điểm sạt lở ta luy âm của tuyến Quốc lộ 15C do đây là tuyến đường huyết mạch trước khi mùa mưa bão về. |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu kết luận hội nghị.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nêu rõ: Dự báo tình hình thiên tai, sự cố trong thời gian tới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường. Để chủ động phòng ngừa, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, sự cố, thảm hoạ gây ra, các cấp, các ngành phải xác định công tác PCTT, TKCN và PTDS là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt.
Ngay sau khi hoàn thành việc tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, yêu cầu chính quyền cấp xã phải khẩn trương kiện toàn tổ chức, bộ máy và hoạt động của cơ quan tham mưu, chỉ huy điều hành PCTT, TKCN và PTDS của địa phương đảm bảo theo quy định; tuyệt đối không để khoảng trống trong công tác chỉ huy điều hành, nhất là trong thời kỳ cao điểm của mùa mưa lũ năm 2025.
Tổ chức rà soát, bổ sung, hoàn thiện các kế hoạch phòng thủ dân sự, kế hoạch ứng phó với các thảm họa, sự cố, kế hoạch PCTT và phương án ứng phó thiên tai năm 2025 sát với tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, hậu cần với mức cao nhất theo phương châm “4 tại chỗ” tại các địa bàn xung yếu để sẵn sàng triển khai ứng phó có hiệu quả với các tình huống thiên tai, sự cố, tai nạn, giảm tối đa thiệt hại.
Chủ động, sẵn sàng triển khai ứng phó ngay khi có thiên tai, sự cố xảy ra; tập trung huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị và các nguồn lực tại chỗ để kịp thời tổ chức ứng phó, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, sự cố gây ra. Thường xuyên rà soát, kiểm tra hệ thống công trình đê điều, hồ đập và các công trình phòng, chống thiên tai khác, đặc biệt là các vị trí trọng điểm, xung yếu, các công trình hư hỏng, mất an toàn và các công trình đang thi công dở dang, kịp thời phát hiện các sự cố mới phát sinh, các yếu tố bất lợi có nguy cơ đe dọa an toàn công trình để kịp thời tu sửa hoặc xây dựng phương án bảo vệ trong mùa mưa lũ...
Nhân dịp này, 18 tập thể và 25 cá nhân đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác PCTT&TKCN năm 2024.
Quốc Hương
{name} - {time}
-
2025-05-21 20:00:00
Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 21/5/2025
-
2025-05-21 19:15:00
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần
-
2025-05-21 11:39:00
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thanh Thủy và các đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Quảng Xương
Thị xã Nghi Sơn tập trung làm tốt nhiệm vụ sắp xếp, tổ chức bộ máy theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Cử tri thị xã Bỉm Sơn đề nghị hoàn trả các tuyến đường dân sinh bị ảnh hưởng do thi công các dự án
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Đào Xuân Yên tiếp xúc cử tri huyện Lang Chánh
Cử tri huyện Triệu Sơn đề xuất HĐND tỉnh xem xét, ban hành một số cơ chế, chính sách
Quốc hội “chốt” 15/3/2026 là ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Tiến Lam tiếp xúc cử tri huyện Hoằng Hóa
Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Thường Xuân
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 21/5/2025
Thủ tướng chỉ đạo triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp