Ngày 17/4, Bộ Y tế thông tin trong thời gian qua, chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi được triển khai mạnh mẽ, với kết quả khả quan. Chiến dịch đợt 1 đã tiêm cho 95,5% đối tượng và chiến dịch đợt 2 (tính đến 7/4) đã tiêm cho 96% đối tượng.

Chiến dịch tiêm chủng đạt 96%, dịch bệnh sởi có dấu hiệu giảm

Ngày 17/4, Bộ Y tế thông tin trong thời gian qua, chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi được triển khai mạnh mẽ, với kết quả khả quan. Chiến dịch đợt 1 đã tiêm cho 95,5% đối tượng và chiến dịch đợt 2 (tính đến 7/4) đã tiêm cho 96% đối tượng.

Chiến dịch tiêm chủng đạt 96%, dịch bệnh sởi có dấu hiệu giảm

Người dân đưa trẻ đến tiêm chủng. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng chú trọng đến công tác thông tin và phối hợp, làm việc với Trung tâm Thông tin Y tế Quốc gia để nâng cao chất lượng báo cáo bệnh truyền nhiễm và phối hợp với các cơ quan báo chí để tuyên truyền về tình hình dịch và các biện pháp phòng chống.

Theo Bộ Y tế, trong tuần 15 (từ ngày 5-11/4), cả nước ghi nhận 4.519 trường hợp nghi sởi, giảm 6,3% so với tuần trước (4.822 trường hợp).

Tính từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 67.900 trường hợp nghi mắc bệnh sởi, trong đó có 7.235 trường hợp dương tính.

Số ca mắc có xu hướng tăng từ tuần 9, chững lại ở tuần 14 và giảm ở tuần 15. Một số tỉnh thành ghi nhận số mắc giảm như Nghệ An, Thành phố Huế, Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp.

Một số nơi ghi nhận trường hợp mắc sởi tăng gồm: Gia Lai, Lai Châu, Lào Cai, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Đáng lo ngại, đã có 08 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi được ghi nhận.

So với 3 tháng đầu năm 2025, cơ cấu độ tuổi mắc bệnh sởi đã có sự thay đổi: nhóm 1-10 tuổi giảm, trong khi nhóm dưới 1 tuổi và trên 10 tuổi tăng. Phân tích tình trạng tiêm chủng cho thấy tỷ lệ mắc sởi cao nhất ở nhóm chưa tiêm (82,8%).

Trước tình hình trên, ngành y tế đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt. Bộ Y tế đã theo dõi sát tình hình dịch bệnh trên cả nước, đặc biệt tại các tỉnh thành có số mắc cao, đồng thời chỉ đạo các cơ sở y tế tăng cường công tác khám chữa bệnh và kiểm soát lây nhiễm.

Mặc dù tình hình dịch bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, ngành y tế vẫn nhận định còn nhiều thách thức. Đặc biệt, một số địa phương chưa đạt tỷ lệ tiêm chủng cao (trên 95%) do khó khăn trong việc tiếp cận đối tượng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa và đô thị lớn. Nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, dẫn đến tâm lý e ngại tiêm vaccine. Thêm vào đó, số lượng cán bộ y tế cơ sở còn mỏng, gây khó khăn cho công tác triển khai.

Để ứng phó hiệu quả, Bộ Y tế khuyến cáo sở y tế các tỉnh, thành phố tăng cường truyền thông về tình hình dịch và khuyến cáo phòng bệnh. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur được yêu cầu giám sát chặt chẽ tình hình và nghiên cứu các biện pháp phòng chống dịch. Các cơ sở khám chữa bệnh cần thực hiện tốt việc phân luồng, thu dung, điều trị bệnh nhân và kiểm soát lây nhiễm.../.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]