(Baothanhhoa.vn) - Chung dòng Nậm Má, Nậm Xăm, từ trong lịch sử mối quan hệ Thanh Hóa - Hủa Phăn đã bền chặt và nay lại càng tốt đẹp, làm sâu sắc hơn tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân hai tỉnh .

Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ cuối): Thanh Hóa - Hủa Phăn, đi cùng và bước tiếp

Chung dòng Nậm Má, Nậm Xăm, từ trong lịch sử mối quan hệ Thanh Hóa - Hủa Phăn đã bền chặt và nay lại càng tốt đẹp, làm sâu sắc hơn tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân hai tỉnh .

Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ cuối): Thanh Hóa - Hủa Phăn, đi cùng và bước tiếp

Đoàn đại biểu HĐND hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (TP Thanh Hóa) tháng 5/2024. Ảnh: Minh Hiếu

Nhìn lại một chặng đường

Chỉ tính riêng giai đoạn 2016 - 2020, quan hệ hợp tác kinh tế tiếp tục có bước phát triển, kim ngạch thương mại hai chiều Thanh Hóa - Hủa Phăn liên tục tăng trưởng. Quan hệ trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng có nhiều bước phát triển.

Thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020”, tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận đào tạo 869 học sinh, sinh viên các tỉnh của nước bạn Lào. Tỉnh Hủa Phăn cũng đã hỗ trợ tỉnh Thanh Hóa đầu tư xây dựng Ký túc xá sinh viên tỉnh Hủa Phăn tại Trường Đại học Hồng Đức, với tổng kinh phí hơn 7,2 triệu kíp (tương đương hơn 17 tỷ đồng).

Về đầu tư, viện trợ giai đoạn 2016 - 2020, từ nguồn ngân sách, tỉnh Thanh Hóa đã viện trợ cho tỉnh Hủa Phăn 296 tỷ đồng để nâng cấp kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện một số dự án phát triển kinh tế, hỗ trợ gia đình chính sách và nâng cao dân trí...

Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ cuối): Thanh Hóa - Hủa Phăn, đi cùng và bước tiếp

Lãnh đạo Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa và Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Hủa Phăn ký biên bản giao, nhận học viên tại buổi khai giảng lớp Trung cấp lý luận chính trị dành cho cán bộ tỉnh Hủa Phăn (Lào) tháng 5/2024. Ảnh: Hoài Anh

Phát huy những kết quả đã đạt được, nhìn rõ thực tế, hai tỉnh Hủa Phăn và Thanh Hóa đã tiếp tục kí thoả thuận hợp tác giai đoạn 2021 - 2025. Chỉ tính riêng trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, hai bên đã tổ chức trao đổi 106 đoàn đại biểu cấp tỉnh, cấp sở, ngành, địa phương; phối hợp tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, 45 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào và 55 năm ngày ký kết hợp tác giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn.

Cũng trong năm 2022, tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ tỉnh Hủa Phăn 47.105 triệu đồng để xây dựng các công trình như: Trụ sở Ủy ban Chính quyền huyện Sầm Nưa và huyện Sầm Tớ; đường trải nhựa từ bản Cạng Khộng, huyện Viêng Xay đến Trạm Kiểm soát bản Bó, huyện Mường Lát; Đài tưởng niệm quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào; Bệnh viện hữu nghị Lào - Việt Nam...

Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ cuối): Thanh Hóa - Hủa Phăn, đi cùng và bước tiếp

Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Thanh Hoá và Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Hủa Phăn ký kết biên bản ghi nhớ năm 2024. Ảnh: Quốc Hương

Năm 2023, quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn tiếp tục được duy trì và phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Quan hệ chính trị được thắt chặt, lãnh đạo hai tỉnh, các sở, ngành, địa phương đã tổ chức thành công 74 đoàn sang thăm, làm việc, triển khai các nội dung thỏa thuận hợp tác. Quan hệ hợp tác kinh tế tiếp tục phát triển, kim ngạch thương mại hai chiều liên tục tăng cao, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Thanh Hoá sang Lào năm 2023 đạt trên 50 triệu USD. Quan hệ hợp tác trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế được duy trì. Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ tỉnh Hủa Phăn xây dựng trụ sở Ủy ban Chính quyền huyện Viêng Xay; bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, bản, tổ dân phố của tỉnh Hủa Phăn... góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội Thanh Hóa - Hủa Phăn.

Và mạch nguồn chảy mãi

Với sự kết nối từ quá khứ, mối tình hai quốc gia, hai tỉnh ngày càng bền chặt. Từ năm 1976, ghi nhận sự cống hiến, hy sinh và giúp đỡ to lớn của quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Cay Xỏn Phôm Vi Hản đã khẳng định: “Trong mọi sự thành công của cách mạng Lào đều có sự đóng góp trực tiếp của cách mạng Việt Nam. Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam có quyền tự hào vì những đóng góp máu xương vào thắng lợi của quân và dân Lào anh em trong suốt chặng đường dài mấy mươi năm chiến đấu và công tác trên đất nước Triệu Voi anh hùng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trọng đại mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân trao cho”.

Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ cuối): Thanh Hóa - Hủa Phăn, đi cùng và bước tiếp

Cửa khẩu phụ Khẹo (Thường Xuân, Thanh Hóa) - Thà Láu (Sầm Tớ, Hủa Phăn).

Cuộc chiến tranh đã qua đi, hòa bình đã hồi sinh xứ sở Triệu Voi, nhưng còn biết bao nhiêu người lính Việt Nam vẫn còn nằm bên đất bạn. Hằng năm vào mùa khô, Đội quy tập mộ liệt sĩ thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Thanh Hóa đều tổ chức những cuộc tìm kiếm, cất bốc đưa về nước hài cốt liệt sĩ là quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh tại nước bạn Lào.

Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ cuối): Thanh Hóa - Hủa Phăn, đi cùng và bước tiếp

Lễ đón hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào về với “đất mẹ” qua cửa khẩu quốc tế Na Mèo (Quan Sơn).

Nếu mùa khô năm 2021-2022, Đội Quy tập Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa đã đưa về nước 16 hài cốt liệt sĩ là quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh tại nước bạn Lào thì kết thúc mùa khô 2023 - 2024, có 15 hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Hủa Phăn cũng đã được đưa về nước.

Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ cuối): Thanh Hóa - Hủa Phăn, đi cùng và bước tiếp

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh tặng tập thể, cá nhân Đội Quy tập Bộ CHQS tỉnh. Ảnh: Ngọc Lê

Với nhiệm vụ tổ chức lực lượng tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên địa bàn tỉnh Hủa Phăn và các phần mộ liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Đội Quy tập Bộ CHQS tỉnh đã gặp không ít khó khăn. Họ đã làm tốt công tác dân vận, đối ngoại quân sự, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ tận tình của cấp uỷ, chính quyền, lực lượng vũ trang và Nhân dân Lào; tổ chức tặng quà, thăm khám, cấp thuốc miễn phí cho Nhân dân, hỗ trợ kinh phí mua trang thiết bị cho Ban Công tác đặc biệt tỉnh Hủa Phăn để hoạt động tìm kiếm quy tập, đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và Nhân dân trong thực hiện công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

Từ trong quá khứ tới hiện tại, Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ nước bạn Lào. Năm 2022, chúng tôi đã từng sang Hủa Phăn, đi qua Cửa khẩu Nậm Xôi, chúng tôi được ngắm những con đường dốc núi uốn lượn, những thửa ruộng bậc thang xanh mướt đang thì con gái, những bản của người dân Viêng Xay bình yên hai bên đường. Đồng thời chúng tôi còn được đến thăm các công trình thắm tình hữu nghị Thanh Hóa - Hủa Phăn.

Ở khu di tích lịch sử cách mạng Lào tại huyện Viêng Xay, vào thăm hang động nơi đồng chí Cay Xỏn Phôm Vi Hản từng sinh sống, làm việc, chúng tôi được dẫn tới con đường đào xuyên núi dài 42 km do bộ đội công binh Việt Nam thực hiện năm 1967. Gây chú ý đối với chúng tôi là cuốn sách “Hồ Chí Minh tuyển tập” và món quà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng cho lãnh đạo nước bạn. Những hiện vật gắn với một câu chuyện lịch sử, cho các thế hệ hôm nay biết về tình cảm cao đẹp, sự gắn kết bền chặt giữa các vị lãnh đạo tiền bối cũng như phong trào cách mạng hai nước.

Rời khu hang động, chúng tôi đến điểm ngắm cảnh Viêng Xay - một công trình do Tỉnh đoàn Thanh Hoá tài trợ năm 2018. Hiện, đây là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đến với Viêng Xay. Đứng trên đỉnh, chúng tôi có thể nhìn thấy toàn cảnh Viêng Xay với phong cảnh hữu tình, đồng thời thấy sự đổi nơi “thành phố chiến thắng” này.

Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ cuối): Thanh Hóa - Hủa Phăn, đi cùng và bước tiếp

Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Hủa Phăn đặt tại huyện Viêng Xay do tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ. Ảnh: Ngọc Huấn

Ngoài ra, Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Hủa Phăn cũng là công trình do tỉnh Thanh Hóa viện trợ. Ngôi trường khang trang với những dãy nhà cao tầng hiện đại nằm nép bên những ngọn núi xanh thẳm của vùng quê cách mạng, đã và đang đào tạo nên nhiều lớp cán bộ ưu tú cho tỉnh bạn.

Rồi Nhà tiếp khách hữu nghị tỉnh Hủa Phăn, hiện đã được nâng cấp thành trụ sở làm việc của Ủy ban Chính quyền tỉnh; Công viên hữu nghị Hủa Phăn - Thanh Hóa; kè sông Nặm Xăm; Nhà làm lễ cầu siêu quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào và kho vũ khí Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hủa Phăn... Tất cả đều đã phát huy công năng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Hủa Phăn nói riêng, nước Lào nói chung.

Bên cạnh đó, thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn, Thanh Hóa đã tiếp nhận đào tạo nhiều học sinh, sinh viên các tỉnh của nước bạn Lào. Các trường Cao Đẳng Y tế, Đại học Hồng Đức, Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã trở thành nôi đào tạo nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Hủa Phăn.

Gần đây nhất, ngày 20/5, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá tổ chức lễ Khai giảng lớp Trung cấp Lý luận chính trị dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng của tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào năm 2024 (Lớp Lào khoá 6). Như vậy, tính chung trong 6 khoá học, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đã đào tạo cho tỉnh Hủa Phăn 244 học viên. Bên cạnh công tác đào tạo, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá còn hỗ trợ các học viên Lào trong kinh nghiệm viết sách; kinh nghiệm tham mưu, đề xuất với tỉnh đầu tư cơ sở vật chất.

Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ cuối): Thanh Hóa - Hủa Phăn, đi cùng và bước tiếp

Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá kí kết biên bản hợp tác đào tạo cán bộ, sinh viên trong lĩnh vực y tế với Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Hủa Phăn, Lào giai đoạn 2022 - 2027.

Còn ở Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa, từ năm 1981 đến nay, nhà trường đã đào tạo hàng trăm cán bộ y tế cho nước bạn Lào. Riêng 5 năm trở lại đây, từ năm 2019 sau khi có biên bản ký kết hợp tác với Sở Giáo dục và Thể thao của 10 tỉnh của nước bạn Lào, Nhà trường đã tiếp đón và đào tạo cho hơn 500 lưu học sinh Lào. Hằng năm, Nhà trường cũng tổ chức nhiều hoạt động nhằm giáo dục, tuyên truyền giúp cho học sinh, sinh viên của cả 2 nước hiểu biết thêm về tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Lào như: Tổ chức Tết Bunpimay, Tết Nguyên đán Việt Nam; các hoạt động chào mừng ngày Quốc khánh nước CHDCND Lào; các cuộc thi tìm hiểu về văn hóa Việt - Lào, thi thể thao, văn nghệ; câu lạc bộ tiếng Việt.

Cùng với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn, trong những năm qua Trường Đại học Hồng Đức đã đào tạo hơn 1.000 lưu học sinh Lào thuộc các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, học sinh của tỉnh Hủa Phăn và một số tỉnh khác của nước CHDCND Lào. Trong công tác đào tạo, nhà trường luôn tích cực triển khai thực hiện tốt nội dung thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh Hủa Phăn, Luông Nậm Thà, Bò Kẹo, Xiêng Khoảng, Boli Khămxay, Luông Pra Băng.

Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ cuối): Thanh Hóa - Hủa Phăn, đi cùng và bước tiếp

Trường Đại học Hồng Đức tổ chức đón Tết cổ truyền Bunpimay 2024 cho lưu học sinh Lào đang học tập tại trường.

Đặc biệt, các câu lạc bộ tiếng Việt - Lào, tình nguyện quốc tế Việt - Lào của nhà trường luôn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các lưu học sinh sớm tiếp cận văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam. Các em còn được bố trí ở miễn phí trong khu ký túc xá tốt nhất dành riêng cho lưu học sinh Lào, được khám sức khỏe định kỳ và cấp thẻ bảo hiểm y tế kịp thời.

Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má (sông Mã), Nậm Xăm (sông Chu), tình đoàn kết hai nước Việt Nam - Lào, hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn sẽ “Mãi mãi xanh tươi/ Đời đời bền vững”, như đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng từng chia sẻ: Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, quan hệ gắn kết anh em giữa dân tộc hai nước đã được hình thành và hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử... Trên nền tảng mối quan hệ tốt đẹp đó, quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn đã được nhiều thế hệ lãnh đạo và Nhân dân hai tỉnh dày công vun đắp, luôn luôn gìn giữ để truyền tiếp cho mai sau.

Những thành tựu đạt được ngày hôm qua, không chỉ góp phần vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào hôm nay đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, mà còn là sự khởi đầu, nối tiếp để có một tương lai tươi sáng.

Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ cuối): Thanh Hóa - Hủa Phăn, đi cùng và bước tiếp

Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, quản lý bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Từ Hủa Phăn xuôi sông Mã về xứ Thanh, tôi vẫn còn ngân nga câu hát: “Dài như nước sông Cửu Long/ Cao như dãy núi Trường Sơn/ Tình đoàn kết hai dân tộc/ Việt Lào thân thiết đã bao đời...". Nghĩa tình ấy không bao giờ vơi cạn như mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm chảy mãi.

Ngọc Huấn - Kiều Huyền

Tin liên quan:
  • Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ cuối): Thanh Hóa - Hủa Phăn, đi cùng và bước tiếp
    Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ 1): Chung những dòng sông

    Khắc sâu lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việt - Lào hai nước chúng ta/ Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”, hai tỉnhThanh Hóa - Hủa Phăn đã không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

  • Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ cuối): Thanh Hóa - Hủa Phăn, đi cùng và bước tiếp
    Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ 2): Những chiến công thầm lặng

    Hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn có chung đường biên giới dài 213,6km, với 3 cửa khẩu, gồm: Cửa khẩu quốc tế Na Mèo (Quan Sơn) - Nậm Xôi (Viêng Xay); Cửa khẩu quốc gia Tén Tằn (Mường Lát) - Sổm Vẳng (Sốp Bâu); cửa khẩu phụ Khẹo (Thường Xuân) - Thà Láu (Sầm Tớ) và có nhiều đường mòn, lối mở. Những năm qua, các lực lượng chức năng, cấp ủy, chính quyền các huyện vùng biên, đồng bào các dân tộc hai ở bên biên giới đã và đang chung tay gìn giữ bảo vệ đường biên, cột mốc, xây dựng biên giới đoàn kết, hòa bình, hữu nghị cùng phát triển.

  • Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ cuối): Thanh Hóa - Hủa Phăn, đi cùng và bước tiếp
    Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ 3): Nghĩa tình nơi biên giới

    Từ Cửa khẩu quốc gia Tén Tằn (Mường Lát) - Sổm Vẳng (Sốp Bâu), theo chân những người lính Trạm kiểm soát biên phòng thuộc Đồn Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn và Bí thư Chi bộ, Trưởng khu phố Tén Tằn, thị trấn Mường Lát, chúng tôi đến thăm bà con bản Sổm Vẳng, cụm Sốp Hào, huyện Sốp Bâu (Hủa Phăn, Lào).

  • Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ cuối): Thanh Hóa - Hủa Phăn, đi cùng và bước tiếp
    Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ 4): “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

    Khu vực biên giới là một địa bàn trọng yếu, đóng vai trò là “phên dậu” của hai tỉnh thuộc hai quốc gia. Phát huy truyền thống tương trợ, đoàn kết, Hủa Phăn - Thanh Hóa luôn nỗ lực cùng nhau phát triển. Nhìn vào thực tế, trong rất nhiều khó khăn thì việc hỗ trợ phát triển kinh tế, kết nối du lịch đang được hai tỉnh quan tâm và ưu tiên.


Ngọc Huấn - Kiều Huyền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]