(Baothanhhoa.vn) - Hồi phục thần kỳ sau 20 ngày chiến đấu với tử thần, bệnh nhân Lê Văn Thiều, 28 tuổi (xã Thiệu Phú, Thiệu Hóa), là Kỹ thuật viên khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, không khỏi xúc động nhớ lại những ngày không thể quên khi được các y bác sĩ - cũng là những đồng nghiệp thân yêu của mình chăm sóc, điều trị tích cực để giành giật lại sự sống trong suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Giáp Thìn vừa qua.

"Cảm ơn các bác sĩ đã cho tôi được sống tiếp cuộc đời tươi đẹp này..."

Hồi phục thần kỳ sau 20 ngày chiến đấu với tử thần, bệnh nhân Lê Văn Thiều, 28 tuổi (xã Thiệu Phú, Thiệu Hóa), là Kỹ thuật viên khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, không khỏi xúc động nhớ lại những ngày không thể quên khi được các y bác sĩ - cũng là những đồng nghiệp thân yêu của mình chăm sóc, điều trị tích cực để giành giật lại sự sống trong suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Giáp Thìn vừa qua.

Cảm ơn các bác sĩ đã cho tôi được sống tiếp cuộc đời tươi đẹp này...

Anh Lê Văn Thiều nhập viện trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim, đồng tử 2 bên giãn tối đa, phản xạ ánh sáng yếu, tím tái toàn thân, tiên lượng hết sức nặng nề.

04h30 sáng ngày 31/01/2024 (tức ngày 21 Tháng Chạp năm Quý Mão), người thân phát hiện anh Thiều đột ngột mất ý thức, toàn thân tím tái nên đã đưa đến cấp cứu tại Trung tâm Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Anh Thiều nhập viện trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim, đồng tử 2 bên giãn tối đa, phản xạ ánh sáng yếu, tím tái toàn thân, tiên lượng hết sức nặng nề.

Cảm ơn các bác sĩ đã cho tôi được sống tiếp cuộc đời tươi đẹp này...

Bệnh nhân Lê Văn Thiều được điều trị tích cực tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc.

Sau gần 1 tiếng nỗ lực cấp cứu ngừng tuần hoàn của đội ngũ y bác sĩ Trung tâm Cấp cứu, anh Thiều có nhịp tim trở lại. Tuy nhiên, ngay sau khi được chuyển về khoa Hồi sức tích cực 1 – Chống độc, bệnh nhân lại tiếp tục xuất hiện ngừng tim lần 2. Mặc dù đã được các bác sĩ nhanh chóng tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn, khôi phục nhịp tim nhưng bệnh nhân vẫn trong tình trạng hôn mê sâu, toan chuyển hoá nặng và phụ thuộc thuốc vận mạch liều cao để duy trì nhịp tim - huyết áp.

Cảm ơn các bác sĩ đã cho tôi được sống tiếp cuộc đời tươi đẹp này...

Ths.Bs. Đỗ Minh Thái, Trưởng khoa Hồi sức tích cực 1 – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa thăm khám cho bệnh nhân Lê Văn Thiều.

Nhớ lại thời khắc khó khăn nhất, khi mà các bác sĩ cấp cứu, tim mạch, hồi sức tích cực và chống độc... dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Bệnh viện nỗ lực giành giật lại sự sống cho người bệnh, ThS. BS. Đỗ Minh Thái, Trưởng khoa Hồi sức tích cực 1 và chống độc chia sẻ: Cuộc hội chẩn khẩn trương giữa lãnh đạo Bệnh viện và các bác sĩ của khoa Hồi sức tích cực 1 – Chống độc, Nội Tim mạch đã đưa ra phương án vừa phải áp dụng các biện pháp hồi sức cứu sống, vừa phải giảm tối đa việc để lại di chứng tổn thương não rất nặng nề cho người bệnh. Bệnh nhân được đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm, đặt huyết áp động mạch xâm lấn, hạ thân nhiệt chỉ huy, đưa nhiệt độ cơ thể về 33 độ C để bảo tồn các chức năng não bộ và lọc máu liên tục.

Sau khi áp dụng các kỹ thuật cao trong hồi sức tích cực, hy vọng sống của người bệnh được “thắp lên” nhưng các bác sĩ, điều dưỡng vẫn phải theo dõi, ghi chép, điều chỉnh phác đồ liên tục từng giờ và luôn phải túc trực 24 giờ/ngày. Đồng thời tiến hành hội chẩn liên tục để tìm phương án điều chỉnh tối ưu nhất cho người bệnh.

Cảm ơn các bác sĩ đã cho tôi được sống tiếp cuộc đời tươi đẹp này...

Anh Lê Văn Thiều tỉnh táo và hồi phục hoàn toàn sau 20 ngày điều trị.

Cuối cùng, sau 20 ngày điều trị tích cực, nhờ sự chăm sóc tận tình của đội ngũ y bác sĩ, anh Thiều tỉnh táo hoàn toàn, có thể trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường mà không để lại di chứng.

Cảm ơn các bác sĩ đã cho tôi được sống tiếp cuộc đời tươi đẹp này...

Chia sẻ cảm xúc sau khi được hồi sinh diệu kỳ bằng sự nỗ lực, tập trung trí tuệ của đội ngũ các y bác sĩ cũng là những đồng nghiệp của mình, anh Thiều cho biết: “Khi mở mắt tỉnh dậy, thấy xung quanh là những đồng nghiệp thân yêu đang vui mừng ôm lấy mình, tôi xúc động lắm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá là ngôi nhà thứ 2 của tôi và cũng là nơi đã sinh ra tôi thêm lần nữa. Xin được cảm ơn các y, bác sĩ, cảm ơn những đồng nghiệp thân yêu đã cho tôi được sống tiếp cuộc đời tươi đẹp này...".

Chia sẻ thêm thông tin về bệnh lý của anh Thiều, bác sĩ Thái cho biết qua kết quả khảo sát và làm các xét nghiệm cần thiết, anh Thiều được chẩn đoán mắc hội chứng Brugada (là một bệnh lý rối loạn nhịp tim hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm, có thể gây đột tử). Ngay sau khi sức khoẻ ổn định, anh Thiều sẽ tiếp tục được chỉ định cấy máy tạo nhịp phá rung tim tại khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá.

Một trường hợp may mắn khác được cứu sống kịp thời trong dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 là chị Cầm Thị Hiền, 25 tuổi, quê quán ở xã Vạn Xuân (Thường Xuân). Chị Hiền là nhân viên nấu ăn tại một trường Mầm non. Ngày 10/1/2024, chị đi làm như bình thường như mọi ngày và không có dấu hiệu ốm đau hay bệnh tật gì. Đến giờ đón trẻ, chị đột ngột ngừng tim, ngừng thở ngay tại trường. Ngay sau đó chị được đồng nghiệp chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Đại An cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu.

Các Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đại An đã liên hệ với các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa để xin hỗ trợ về chuyên môn trực tuyến. Nhờ nỗ lực cấp cứu ngừng tuần hoàn của các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đại An và sự hỗ trợ chuyên môn trực tuyến tích cực của các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá, bệnh nhân có mạch trở lại, tuy nhiên tình trạng vẫn rất nguy kịch, hôn mê sâu. Sau đó, chị Hiền được chuyển đến viện Đa khoa Thanh Hóa để tiếp tục điều trị.

Chị Hiền nhập viện vào khoa Hồi sức tích cực 1 – Chống độc với chẩn đoán hôn mê sau cấp cứu ngừng tuần hoàn, toan chuyển hóa nặng, hạ Kali máu. Tiên lượng tình trạng bệnh nhân rất nặng, có thể để lại di chứng tổn thương não nếu không được điều trị tích cực, đúng phác đồ.

Bằng sự tận tâm, trách nhiệm và kinh nghiệm xử trí nhiều ca bệnh khó, đội ngũ các y bác sĩ khoa Hồi sức tích cực 1 – Chống độc đã không quản ngày đêm tận tuỵ chăm sóc, theo dõi và điều trị cho chị Hiền. Sau hơn 10 ngày điều trị, ê kip các y bác sĩ cũng như gia đình chị Hiền vỡ òa trong niềm vui sướng, chị Hiền đã hồi phục một cách thần kỳ và có thể trở lại cuộc sống thường ngày như chưa hề phải trải qua những giờ phút đứng giữa lằn ranh sinh tử.

Cảm ơn các bác sĩ đã cho tôi được sống tiếp cuộc đời tươi đẹp này...

Chị Hiền hoàn toàn hồi phục và quay trở về cuộc sống thường ngày với gia đình.

Chị Hiền chia sẻ: Khi đứng giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, chị thấy yêu và trân trọng từng hơi thở, nhịp đập trái tim mà các y bác sĩ đã mang lại cho mình. Các y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa là những người đã tái sinh chị thêm lần nữa, cho chị được tiếp tục cuộc sống khỏe mạnh bên những người thân yêu.

Cảm ơn các bác sĩ đã cho tôi được sống tiếp cuộc đời tươi đẹp này...

Một ca phẫu thuật cấp cứu chấn thương tim tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

Trường hợp nguy kịch thứ 3 được cứu sống kịp thời trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua là anh Trương Văn Hải, 20 tuổi, cư trú tại xã Điền Trung (Bá Thước). Ngày 8/2/2024 (tức 29 Tết), anh Hải được chuyển tuyến đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá trong tình trạng hết sức nguy kịch: Hôn mê sâu, biến dạng lồng ngực, mạch và huyết áp không bắt được do tai nạn giao thông.

Nhận định đây là trường hợp có tổn thương bên trong khá phức tạp, nguy cơ tử vong cao nếu không được phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp để cầm máu cho bệnh nhân, các bác sĩ tại Trung tâm Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã lập tức khởi động hệ thống báo động đỏ, xử lý cấp cứu hồi sức và chuyển khẩn cấp bệnh nhân về phòng mổ.

Ê kíp các bác sĩ khoa Phẫu thuật thần kinh – Lồng ngực và Gây mê hồi sức đã nhanh chóng mở ngực, phát hiện khoang màng tim có vết rách nhỉ phải phức tạp chảy nhiều máu, tim đập rời rạc, khoang màng phổi phải có khoảng 500ml máu không đông, phổi đụng dập nhiều. Bệnh nhân được khâu vết thương tim, xử trí giải phóng chèn ép tim, cầm máu và xử lý phổi dập. Do vết thương khá phức tạp, tổn thương tim, phổi lớn nên bệnh nhân mất nhiều máu, trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ đã phải truyền 10 đơn vị máu cho bệnh nhân.

Sau khoảng gần 2 giờ phẫu thuật cấp cứu, bệnh nhân đã cầm được máu ở vết thương, huyết động ổn định, sức khỏe bệnh nhân tiến triển khá tốt, các chỉ số sinh tồn trong giới hạn bình thường. Sau hơn 10 ngày được theo dõi và điều trị tích cực, sức khỏe bệnh nhân đã tiến triển khá tốt và và có thể được ra viện trong một vài ngày tới.

Cảm ơn các bác sĩ đã cho tôi được sống tiếp cuộc đời tươi đẹp này...

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân Hải.

Chia sẻ về ca phẫu thuật này, bác sĩ Dương Văn Minh, Khoa Phẫu thuật Thần kinh – Lồng ngực, cho biết: “23h đêm 29 tết hôm đó tôi đang chuẩn bị đi ngủ thì nhận được điện thoại của lãnh đạo khoa yêu cầu đến bệnh viện để xử trí khẩn cấp cho 1 ca chấn thương tim nghiêm trọng. Không chần chừ, tôi di chuyển rất nhanh đến bệnh viện vì biết rằng mỗi giây phút lúc này với bệnh nhân chấn thương tim được đo bằng cả sinh mệnh. Khi bước chân vào phòng mổ, trước mắt tôi là một nam thanh niên còn rất trẻ với rất nhiều thương tích trên người đang hôn mê nằm trên bàn mổ, tôi hơi khựng người lại vì thấy quá xót xa. Lấy lại bình tĩnh, tôi cùng đồng nghiệp khẩn trương tiến hành ca phẫu thuật. Đến gần 2h sáng ngày hôm sau, chúng tôi hoàn thành ca phẫu thuật, bệnh nhân có dấu hiệu của sự sống. Lúc này tôi và các đồng nghiệp mới thở phào nhẹ nhõm”.

Khi bước chân vào phòng mổ, trước mắt tôi là một nam thanh niên còn rất trẻ với rất nhiều thương tích trên người đang hôn mê nằm trên bàn mổ, tôi hơi khựng người lại vì thấy quá xót xa. Lấy lại bình tĩnh, tôi cùng đồng nghiệp khẩn trương tiến hành ca phẫu thuật. Đến gần 2h sáng ngày hôm sau, chúng tôi hoàn thành ca phẫu thuật, bệnh nhân có dấu hiệu của sự sống. Lúc này tôi và các đồng nghiệp mới thở phào nhẹ nhõm”
Bác sĩ Dương Văn Minh, Khoa Phẫu thuật Thần kinh – Lồng ngực

Cảm ơn các bác sĩ đã cho tôi được sống tiếp cuộc đời tươi đẹp này...

Niềm hạnh phúc của gia đình khi người thân được cứu sống thần kỳ.

Mỗi ngày trôi qua, mỗi một người bệnh được cứu sống, được tiếp tục thực hiện ước mơ tương lai dang dở của mình như kỹ thuật viên Lê Văn Thiều, chị Cầm Thị Hiền hay chàng trai trẻ Trương Văn Hải... là niềm vui, điều kỳ diệu của cuộc sống. Nhưng để làm nên những điều kỳ diệu đó, đội ngũ y bác sĩ đã phải hy sinh hạnh phúc riêng, cần mẫn ngày đêm, lặng thầm cống hiến vì lời thề Y đức “sâu y lý - giỏi y thuật - giàu y đức”, vun đắp hạnh phúc cho tất cả mọi người!.

Tô Hà

Tin liên quan:
  • Cảm ơn các bác sĩ đã cho tôi được sống tiếp cuộc đời tươi đẹp này...
    Chuyện ghi ở phòng cấp cứu

    Trời càng về khuya càng giá, thêm sương mù khiến không khí như đông đặc. Nhưng tại Khoa cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, đây là quãng thời gian “nóng” nhất trong ngày – nơi những bác sĩ “chiến đấu” từng giây phút giành giật mạng sống cho bệnh nhân bên lằn ranh sống-chết.


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]