(Baothanhhoa.vn) - Sau khi đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyến bố rút lui khỏi cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra vào tháng 11 năm nay, truyền thông quốc tế đang đánh giá cao khả năng chiến thắng của ông Donald Trump trước ứng viên thay thế của đảng Dân chủ - bà Kamala Harris. Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga sẽ thay đổi ra sao nếu ông Trump đắc cử đang là vấn đề được các nhà phân tích chính trị đặc biệt quan tâm vào thời điểm này.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga sẽ thay đổi ra sao nếu ông Trump thắng cử?

Sau khi đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyến bố rút lui khỏi cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra vào tháng 11 năm nay, truyền thông quốc tế đang đánh giá cao khả năng chiến thắng của ông Donald Trump trước ứng viên thay thế của đảng Dân chủ - bà Kamala Harris. Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga sẽ thay đổi ra sao nếu ông Trump đắc cử đang là vấn đề được các nhà phân tích chính trị đặc biệt quan tâm vào thời điểm này.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga sẽ thay đổi ra sao nếu ông Trump thắng cử?

Ông Trump từng khẳng định không thích các lệnh trừng phạt

Mới đây, khi được tờ Bloomberg hỏi “Liệu việc nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Nga có phải là một phần trong kế hoạch hòa bình ông dự tính triển khai hay không? Ứng cử viên Tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump nói rằng ông không thích các lệnh trừng phạt. “Những gì chúng ta đang làm với các lệnh trừng phạt là buộc mọi người tránh xa chúng ta. Vì vậy, tôi không thích các lệnh trừng phạt”, ông Trump khẳng định.

Ngày 19/7, trên mạng xã hội Truth Social, cựu tổng thống Mỹ D. Trump nói rằng ông sẽ chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine, thậm chí cả trước khi ông nhậm chức vào tháng 1/2025 nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay.

Ông Trump cho biết với tư cách là Tổng thống Mỹ, ông “sẽ mang lại hòa bình cho thế giới và chấm dứt cuộc chiến đã cướp đi rất nhiều sinh mạng”. “Cả hai bên sẽ có thể đến với nhau và đàm phán một thỏa thuận chấm dứt bạo lực và mở đường hướng tới thịnh vượng”, ông Trump tuyên bố.

Tuy nhiên, giới phân tích chính trị - quân sự cho rằng, ngay cả khi ông Trump thắng cử, thì ông cũng khó có thể nhanh chóng nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Nga, vì điều này là không thể nếu không giải quyết dứt điểm được cuộc chiến sự Nga - Ukraine.

Phó Giám đốc Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga - Sergei Afontsev nhận định, những phát biểu của ông Trump về cơ bản chỉ là những bình luận trong khuôn khổ “luận điệu bầu cử”, nên sẽ không mang nhiều ý nghĩa.

Các biện pháp trừng phạt đã được đưa ra và đang có hiệu lực nên sẽ không thể được gỡ bỏ ngay lập tức nếu những gói cấm vận đó không gây tổn hại lớn đến nền kinh tế, chính trị và xã hội Mỹ.

“Bất kỳ một quyết định nào liên quan tới việc nới lỏng gói trừng phạt với Nga cũng chỉ có thể được thực hiện nếu nó là một phần của gói giải quyết khủng hoảng. Vấn đề sẽ được giải quyết như thế nào và liệu ông Trump có sẵn sàng giải quyết theo những điều kiện được Nga chấp nhận hay không là một câu hỏi lớn. Trong nhiều tuyên bố của mình, ông Trump đã không đưa ra chi tiết các biện pháp Mỹ sẽ thực hiện nhằm giải quyết cuộc xung đột tại Ukraine”, chuyên gia Afontsev nhấn mạnh.

Cùng quan điểm trên, ông George Voloshin, một chuyên gia trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm tài chính nhận định rằng, không nên kỳ vọng sẽ có bất kỳ thay đổi đáng kể nào trong chính sách trừng phạt của Mỹ đối với Nga thời gian tới. Theo chuyên gia này, ông Trump đã “quá lạc quan” khi cho rằng có thể kết nối Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Ukraine Zelensky ngồi vào bàn đàm phán, đưa ra các điều kiện làm hài lòng cả hai bên để đi đến chấm dứt xung đột, từ đó nhận được sự đồng ý của các đồng minh phương Tây nhằm nới lỏng cấm vận và xem đó như là “một chiến thắng lớn trong chính sách đối ngoại” của Mỹ.

Rõ ràng, trong bối cảnh hiện nay, sự bất đồng quan điểm giữa Moscow và Kiev là rất lớn. Do đó, giới phân tích chính trị cho rằng, cách tiếp cận của ông Trump “gần như không có cơ sở để thành công”, nhất là khi tình hình trên chiến trường vẫn phức tạp, khó lường như hiện nay. Trên thực tế, trong nhiệm kỳ tổng thống (2017-2021) của mình, ông Trump cũng không gỡ bỏ các lệnh cấm vận áp đặt với Nga từ thời cựu Tổng thống Barack Obama liên quan Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Ngoài ra, ông Trump cũng từng áp đặt lệnh cấm vận nhằm trì hoãn việc Nga xây đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 tới Đức.

Các biện pháp trừng phạt mới sẽ ít có khả năng xảy ra

Mặc dù không có khả năng nới lỏng chế độ trừng phạt, song giới phân tích cho rằng, việc áp dụng các biện pháp trừng phạt mới dưới thời chính quyền Tổng thống Trump sẽ ít có khả năng xảy ra hơn. Với chủ trương thực dụng, ông Trump, nếu thắng cử, sẽ cân nhắc, đánh giá mức độ thiệt hơn trong cuộc chiến cấm vận với Nga, thay vì áp đặt các biện pháp trừng phạt mới, sẽ tìm kiếm giải pháp nhằm giải quyết mấu chốt của vấn đề là cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Rõ ràng, mặc dù không ngừng siết chặt cấm vận Nga, song các biện pháp này không mang lại hiệu quả như các nước phương Tây mong muốn. Cục diện chiến sự Nga - Ukraine hiện đang nghiêng về phía Nga với những bước tiến quân sự vững chắc. Hãng tin Reuters nhận định, gần 29 tháng sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ, Ukraine đã tăng cường nỗ lực huy động để giải quyết vấn đề thiếu quân số và nhận thêm nguồn cung đạn pháo từ phương Tây; tuy nhiên, quân đội Nga vẫn “đánh chắc, tiến chắc” trên toàn mặt trận.

Bất chấp các biện pháp trừng phạt từ Mỹ và đồng minh châu Âu, nền kinh tế Nga vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định. Ngày 19-5-2014, RT dẫn báo cáo của Cơ quan thống kê Liên bang Nga (Rosstat) cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong quý I-2024 của Nga tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nga chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu bán lẻ (tăng 10,5%), sản xuất (tăng 8,8%) và xây dựng (3,5%) trong 3 tháng đầu năm nay. Ngược lại, các lệnh trừng phạt khiến nhiều công ty phương Tây phải lao đao. Các công ty năng lượng phương Tây, trong đó có cả Exxon Mobil, một tập đoàn dầu khí đa quốc gia của Mỹ, phải rút lui khỏi các dự án tại Nga, dẫn đến sự giảm sút đáng kể trong nguồn cung năng lượng và làm gia tăng giá cả trên thị trường quốc tế. Nhiều ngân hàng phương Tây, bao gồm Deutsche Bank, Citigroup và JPMorgan Chase đã phải ngừng các hoạt động kinh doanh tại Nga và chịu tổn thất lớn trong các khoản đầu tư...

Ngoài ra, một vấn đề mà Mỹ đang phải đối mặt là xu hướng “phi đô la hóa” hiện nay. Bản thân ông Trump đã nhiều lần tuyên bố ý định chống lại tình trạng phi đô la hóa, dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát nếu đồng đô la không còn là tiêu chuẩn trong thanh toán quốc tế. Do đó, nếu ông Trump thắng cử, chính quyền của ông sẽ không thể bỏ qua những thành công của Nga trong bối cảnh nước này xoay trục sang phía Đông: nhiều hợp đồng và thanh toán bên ngoài đã được chuyển sang đồng Rúp và Nhân dân tệ. Theo tờ RBC của Nga, triển vọng thực sự về việc đồng đô la mất đi một phần thị trường ở châu Á và Trung Đông là rõ ràng và chính quyền Trump “khó có thể duy trì chính sách cấm vận và sẽ thúc đẩy Nga và châu Á xích lại gần nhau hơn nữa”. Ngân hàng Trung ương Nga cho biết, năm 2023, tỷ trọng đồng Rúp trong thanh toán ngoại thương của Nga đã đạt mức cao nhất trong 5 năm qua. Trong thanh toán xuất khẩu, con số này lên tới 39%, đối với hàng nhập khẩu là 30%.

Hùng Anh (CTV)


Hùng Anh (CTV)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]