Bệnh X nguy hiểm thế nào mà nhiều nước châu Á phải cảnh báo
Trong tuần trước, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Hong Kong ban hành các cảnh báo về bệnh X – một căn bệnh lạ bùng phát tại Congo, được đánh giá có tỷ lệ tử vong cao nhưng chưa xác định được nguyên nhân lây bệnh.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại một bến tàu ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Các quan chức y tế tại Cộng hòa Dân chủ Congo kỳ vọng sẽ biết được nguyên nhân gây ra đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm mang tên bệnh X trong thời gian tới. Căn bệnh này đã khiến hàng trăm người mắc bệnh và ít nhất 79 người tử vong kể từ cuối tháng 10.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi Jean Kaseya thông báo trong số 376 ca bệnh thì có đến gần 200 trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi.
Các trường hợp mắc bệnh X có triệu chứng sốt, đau đầu, ho, khó thở và thiếu máu. Trường hợp đầu tiên được báo cáo vào ngày 24/10 tại khu vực y tế Panzi ở tỉnh Kwango, phía Tây Nam Congo. Chính quyền Cộng hòa Dân chủ Congo chính thức ban hành cảnh báo từ ngày 1/12.
Vừa qua, ông Jean Kaseya nói: "Chúng tôi có sự chậm trễ gần 5 - 6 tuần và trong 5 - 6 tuần, rất nhiều điều có thể xảy ra. Việc xét nghiệm đang thực hiện sẽ giúp chúng tôi hiểu rõ được vấn đề".
Phát biểu với các phóng viên tại Kinshasa, Bộ trưởng Y tế Congo Samuel Roger Kamba thông báo: “Chúng tôi đang trong tình trạng báo động cao nhất và chúng tôi coi đây là mức độ dịch bệnh mà chúng tôi cần theo dõi”.
Người đứng đầu Viện Y tế công cộng quốc gia Dieudonne Mwamba cho rằng, căn bệnh này xuất hiện vào thời điểm bệnh cúm gia tăng và “thủ phạm” gây bệnh có thể bắt nguồn từ không khí. Các mẫu bệnh phẩm đang được phân tích tại một phòng thí nghiệm quốc gia ở Kinshasa, cách vùng bùng phát dịch bệnh khoảng 500km.
Các quan chức Congo nhận định các cuộc thử nghiệm có thể được hoàn tất trong vòng vài ngày tới và kết quả sẽ được công bố vào cuối tuần này.
Sự bùng phát đã làm dấy lên mối lo ngại về sự xuất hiện của một tác nhân gây bệnh mới có khả năng lây lan khắp thế giới chỉ vài năm sau khi dịch bệnh Covid-19 khiến các quốc gia phải đóng cửa biên giới và khiến các hoạt động kinh tế và xã hội bị đình trệ.
Ông Kaseya cho biết CDC Châu Phi bố trí các nhà dịch tễ học, nhà khoa học phòng thí nghiệm và các chuyên gia phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng nghiên cứu hỗ trợ các quan chức Congo về căn bệnh. Ông nói thêm rằng đợt bùng phát này làm rõ những thách thức trong việc phát hiện bệnh tật tại Congo - quốc gia rộng lớn nhưng có nhiều đợt bùng phát dịch bệnh chết người xảy ra đồng thời.
Một cư dân tại khu vực tên Claude Niongo – người có vợ và con gái 7 tuổi của anh đã tử vong vì căn bệnh này, cho biết: "Chúng tôi không biết nguyên nhân, nhưng tôi chỉ thấy sốt cao, nôn mửa... và cuối cùng là dẫn tới chết người. Bây giờ, chính quyền đang nói chuyện với chúng tôi về một dịch bệnh nhưng trong khi đó vẫn đang có vấn đề về việc chăm sóc (người bệnh) và mọi người đang chết dần".
Khi được hỏi về khả năng bùng phát dịch bệnh ở các khu vực y tế khác, Bộ trưởng Y tế Congo nói rằng ông không thể biết liệu có trường hợp đó hay không nhưng hiện chưa có báo cáo nào được đưa ra.
Liên quan đến dịch bệnh này, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á đã ban hành cảnh báo về bệnh X và tăng cường giám sát với du khách đến từ Congo.
Bộ Y tế Thái Lan đã gửi cảnh báo tới tất cả các văn phòng trực thuộc về một đợt bùng phát bệnh X tại Congo. Quan chức Opas Kankawinpong thuộc bộ trên cho biết tất cả các cơ quan y tế Thái Lan đã được yêu cầu theo dõi chặt chẽ hoạt động di chuyển của người dân và mọi thông tin cập nhật về căn bệnh này, mặc dù Thái Lan được coi là quốc gia có nguy cơ thấp.
Trọng tâm chủ yếu là tất cả các trạm kiểm soát y tế tại các cửa khẩu biên giới và các sân bay vì đây là tuyến đầu đối với khách du lịch nước này. Hiện sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok chưa công bố bất kỳ biện pháp cụ thể nào để phòng ngừa căn bệnh này.
Bên cạnh đó, ngày 5/7, các cơ quan y tế của Hong Kong (Trung Quốc) cho biết sẽ thắt chặt việc kiểm soát tại sân bay đối với du khách đến từ Johannesburg và Addis Ababa – các địa điểm mà du khách từ Cộng hòa Dân chủ Congo có thể sử dụng để trung chuyển đến nước này
Tại Nhật Bản, Bộ Ngoại giao nước này cũng khuyến cáo nếu không cần thiết thì người dân không nên đi du lịch đến khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Congo đang phải chịu ảnh hưởng của dịch bệnh đậu mùa khỉ (mpox) với hơn 47.000 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh và hơn 1.000 trường hợp tử vong nghi ngờ do căn bệnh này tại quốc gia Trung Phi này.
Đầu năm nay, sự lây lan của một chủng mpox mới đã khiến WHO tuyên bố căn bệnh này là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế, mặc dù sự lây lan của loại virus này ra khỏi châu Phi còn chưa nhiều.
Theo Báo Tin tức
{name} - {time}
-
2025-01-16 10:11:00
Cẩm nang chọn DHA cho bà bầu và giải pháp hoàn hảo từ DHA EU Hymega
-
2025-01-15 14:25:00
Tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT bị bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo
-
2024-12-07 14:45:00
Bộ Y tế: Điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Nghệ An
Chăm sóc sức khỏe toàn diện cùng Hồng sâm Đông trùng Tâm Bình
Phát triển phương pháp mới trong phòng ngừa, điều trị đột quỵ
Thủ tướng yêu cầu phát triển sản phẩm y học cổ truyền phục vụ khách du lịch
Việt Nam được đánh giá cao trong thúc đẩy sử dụng AI trong lĩnh vực y tế
Bốn ca tử vong do cúm ở Bình Định: Bộ Y tế họp với các chuyên gia đầu ngành
Hệ thống Y tế Medic vinh dự được trao tặng bằng khen, kỷ niệm chương từ Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam
Không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc trong dịp Tết dương lịch
Kỳ tích phục hồi hoàn toàn đôi chân bị nhiễm trùng hoại tử suốt 2 năm
Cuộc hội ngộ sau 14 năm diễn ra ca ghép gan từ người hiến chết não đầu tiên ở Việt Nam