Bảo vệ gắn với phát triển rừng hiệu quả tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh
Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Lang Chánh được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và tổ chức sản xuất, kinh doanh trên diện tích 10.292,14ha rừng, trong đó có 8.343,25ha rừng tự nhiên. Hầu hết diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa, chủ yếu là đồi núi cao, địa hình bị chia cắt, đường giao thông xuống cấp, công tác tuần tra, bảo vệ rừng (BVR) gặp nhiều khó khăn.
Kỹ sư, công nhân BQLRPH Lang Chánh chăm sóc cây giống tại vườn ươm phục vụ trồng rừng năm 2024.
5 trạm BVR trực thuộc BQLRPH Lang Chánh đóng tại các xã đã chỉ đạo, tổ chức bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR), phối hợp với chính quyền địa phương, kiểm lâm địa bàn, các thôn, bản tổ chức tuyên truyền Luật Lâm nghiệp nhằm nâng cao nhận thức của người dân địa phương, hộ nhận khoán đất lâm nghiệp để chủ động BV&PTR. Hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức cho các hộ trồng mới rừng sản xuất theo hướng thâm canh như trồng cây giống lâm nghiệp chất lượng cao (keo mô, keo hom), bảo vệ an toàn diện tích rừng được giao quản lý, chăm sóc và khai thác rừng trồng đã cho sản phẩm theo quy định. Tổ chức ký cam kết BVR với 100% số hộ nhận khoán BVR trên địa bàn ban quản lý. Ban đã áp dụng công nghệ lưu trữ tuyến đi bằng tọa độ định vị toàn cầu (dùng máy GPS cầm tay hoặc máy tính bảng) kiểm soát toàn bộ hoạt động tuần tra, kiểm tra, BVR của 5 trạm BVR trực thuộc; thu thập số liệu đánh giá hiện trạng, an ninh đất, rừng.
Chủ động trồng và BVR, người dân trong vùng có thêm việc làm tại chỗ, thu nhập từ tiền nhân công và sản phẩm của rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống; ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. Nhiều hộ dân trên địa bàn nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp, đã xây dựng được trang trại tổng hợp và trồng rừng sản xuất, BVR cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Giám đốc BQLRPH Lang Chánh Lê Xuân Điệp, chia sẻ: Đơn vị đã và đang chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm xã hội hóa công tác BV&PTR bền vững. Nổi bật là ban đã xây dựng phương án, lập bản đồ quy hoạch đất gắn với quy hoạch 3 loại rừng. Các loại đất, loại rừng được quản lý, sử dụng đúng mục đích, phù hợp quy hoạch phát triển lâm nghiệp của ngành, địa phương và các quy định của pháp luật hiện hành. Diện tích đất quy hoạch cho rừng sản xuất được điều chỉnh đã tạo điều kiện cho ban chủ động tổ chức sản xuất, thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực từ các hộ nhận khoán là người dân địa phương để BV&PTR. Chủ động xây dựng quy chế phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng trong thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, BV&PTR. Chú trọng phối hợp với chính quyền địa phương có rừng để xác định ranh giới chủ quản lý, tổ chức đóng mốc tạm thời tại các vị trí xung yếu để phân định rõ ràng, không xảy ra tranh chấp, sử dụng đất sai mục đích. Ban đã hoàn thành 100% việc giao khoán (khoán ổn định lâu dài; khoán công việc, dịch vụ) diện tích rừng, đất rừng theo Nghị định 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ cho 19 cộng đồng thôn, bản và gần 500 hộ gia đình, cá nhân bảo vệ, trồng, chăm sóc rừng. Hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức cho các hộ trồng mới rừng sản xuất theo hướng thâm canh bền vững; BVR được giao quản lý, bảo vệ, chăm sóc và khai thác rừng trồng đã cho sản phẩm theo quy định.
Hiện nay, 10.292,14ha rừng trên địa bàn được quản lý, bảo vệ tốt; an ninh rừng luôn ổn định, độ che phủ rừng do ban quản lý hiện tại đạt 99,09%. BQLRPH Lang Chánh đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC cho toàn bộ 10.292,14ha rừng từ năm 2019, vì vậy giá trị gỗ đã được nâng lên, có đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường quốc tế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, các sản phẩm gỗ không bán được, hiện lãnh đạo BQLRPH Lang Chánh đang khắc phục khó khăn tìm kiếm nguồn kinh phí duy trì chứng chỉ FSC.
Ban đã chủ động trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh rừng gỗ lớn, có sử dụng phân bón lót và bón thúc cho cây trồng trong thời gian chăm sóc nên hơn 1.800ha diện tích trồng mới từ các năm trước đây, sinh trưởng, phát triển tốt và đã cho khai thác. Giai đoạn từ năm 2017-2022, ban đã trồng mới 824ha rừng gỗ lớn; năm 2023, đã trồng được 171,6ha rừng gỗ lớn bằng keo lai mô, keo Úc trên diện tích rừng sản xuất vừa cho khai thác theo quy định (vượt 71,6ha so với kế hoạch giao). Các tháng đầu năm 2024, BQLRPH Lang Chánh đã chuẩn bị các điều kiện trồng mới 100ha. Phát triển rừng hiệu quả tại BQLRPH Lang Chánh đã nâng cao thu nhập cho chủ rừng, góp phần BV&PTR bền vững.
Bài và ảnh: Thu Hòa
{name} - {time}
-
2024-12-12 16:32:00
Quyết tâm “gỡ vướng” cho các dự án điện năng lượng tái tạo
-
2024-12-12 16:22:00
VinClub hợp tác với hơn 30 thương hiệu hàng đầu trong hệ thống TTTM Vincom, mở rộng đặc quyền cho khách hàng thân thiết
-
2024-03-23 11:34:00
Từng bước thay đổi nhận thức, tiến đến nền nông nghiệp hữu cơ an toàn, bền vững
Bản tin tài chính 23/3: Vàng miếng SJC bám trụ mức 80 triệu đồng/lượng
Kết nối doanh nhân Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tháng 3
Dự án “Tăng trưởng doanh nghiệp của tôi”: Nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ
Vietinbank Bắc Thanh Hóa tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024
Vì mục tiêu gỡ “thẻ vàng” IUU (Bài 3): Vì danh dự quốc gia và những mục tiêu lâu dài
Phát triển nghề mây tre đan
PC Thanh Hóa hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất 2024
Hoằng Lưu phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân
Thị xã Nghi Sơn tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng