10 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang tiêu thụ quá nhiều đường
Đường là một loại carbohydrate tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống. Đường cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng tiêu thụ đường quá nhiều và thường xuyên có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo khi chúng ta tiêu thụ quá nhiều đường, đặc biệt là dưới dạng đường bổ sung, sẽ có thể gây tăng cân và béo phì. Ăn nhiều đường cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường tuýp 2, bệnh tim, bệnh gan và một số bệnh ung thư.
Nếu bạn đang gặp phải những dấu hiệu dưới đây, hãy kiểm soát lượng đường ngay từ bây giờ.
Những dấu hiệu cảnh báo
1. Thường xuyên cảm thấy đói
Khi lượng đường trong máu cao, glucose không thể xâm nhập vào tế bào, khiến cơ thể thiếu năng lượng và liên tục đòi hỏi thức ăn. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn: ăn nhiều đường dẫn đến cảm giác đói liên tục.
2. Thèm đồ ngọt
Tiêu thụ nhiều đường kích thích trung tâm khoái cảm trong não, tăng sản xuất hormone dopamine. Điều này dẫn đến việc cơ thể càng thèm đồ ngọt hơn, tạo thành một vòng xoáy tiêu thụ đường khó kiểm soát.
3. Mệt mỏi kéo dài
Đường huyết cao ngăn cản cơ thể lưu trữ và hấp thụ glucose đúng cách, dẫn đến việc các tế bào không nhận đủ năng lượng, gây ra cảm giác mệt mỏi và uể oải.
4. Tăng cân nhanh chóng
Lượng đường dư thừa được chuyển hóa thành chất béo, dẫn đến tăng cân và tăng nguy cơ béo phì. Đồng thời, đường kích thích sản xuất insulin, hormone thúc đẩy tích trữ mỡ trong cơ thể.
5. Cao huyết áp và tim đập nhanh
Tiêu thụ nhiều đường có thể dẫn đến thừa cân, một yếu tố góp phần gây cao huyết áp. Lượng glucose cao trong máu làm tăng áp lực trong động mạch, buộc tim phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến cao huyết áp và tim đập nhanh.
6. Da khô, nổi mụn
Dư thừa đường có thể gây ra các vấn đề về da như khô da, mụn trứng cá và lão hóa sớm. Đường làm giảm độ đàn hồi của da và thúc đẩy quá trình viêm nhiễm, dẫn đến các vấn đề về da liễu.
7. Dễ bị cảm
Tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như cảm cúm và cảm lạnh. Đường ảnh hưởng đến khả năng của bạch cầu trong việc tiêu diệt vi khuẩn và virus.
8. Khó tập trung và giảm trí nhớ
Lượng đường cao trong máu có thể ảnh hưởng đến chức năng não, gây khó khăn trong việc tập trung và suy giảm trí nhớ. Điều này có thể do viêm nhiễm và tổn thương tế bào não do dư thừa đường.
9. Thường xuyên đi tiểu và khát nước
Lượng đường cao trong máu khiến thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ đường dư thừa, dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên. Điều này gây mất nước, khiến bạn cảm thấy khát nước liên tục.
10. Vết thương chậm lành
Đường huyết cao ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và chức năng của các tế bào miễn dịch, làm chậm quá trình lành vết thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày?
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), trẻ em, nam giới trưởng thành, nữ giới trưởng thành sẽ có các mức tiêu thụ đường khác nhau.
Đối tượng | Lượng đường |
2-18 tuổi | < 25g/ngày (ít hơn 6 muỗng càphê) |
Nữ giới trưởng thành | 25g/ngày (hoặc 6 muỗng càphê) |
Nam giới trưởng thành | 37,5g/ngày (hoặc 9 muỗng càphê) |
Người bệnh đái tháo đường | Ăn ít hơn lượng khuyến cáo ở người bình thường. Nếu ăn quá nhiều, người bệnh dễ gặp các biến chứng cấp tính (nhiễm toan ceton-máu chứa nhiều axit), tăng áp lực thẩm thấu máu; biến chứng mạn tính (bệnh thận, tim, tăng huyết áp, phù hoàng điểm, đục thủy tinh thể...) |
Cách giảm tiêu thụ đường
Đọc nhãn thực phẩm: Chú ý đến lượng đường trong các sản phẩm đóng gói và chọn những sản phẩm có hàm lượng đường thấp.
Hạn chế đồ uống có đường: Giảm tiêu thụ nước ngọt, nước trái cây đóng hộp và đồ uống có đường khác.
Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: Ăn nhiều rau xanh, trái cây ít đường và ngũ cốc nguyên hạt để giúp kiểm soát đường huyết.
Tập luyện thường xuyên: Hoạt động thể chất giúp cải thiện sự nhạy cảm của insulin và kiểm soát lượng đường trong máu.
Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên ăn đúng lượng đường trung bình khuyến nghị, đồng thời luôn lắng nghe cơ thể để nhận biết sớm các dấu hiệu dư thừa đường để điều chỉnh chế độ ăn uống, giúp duy trì sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-04-02 08:18:00
Hiến máu tình nguyện - vì sinh mệnh của người bệnh
-
2025-03-31 18:18:00
Mường Lát nỗ lực nâng cao chất lượng dân số
-
2025-02-24 16:29:00
Kiềm hóa cơ thể: Giải pháp tự nhiên giúp phòng ngừa ung thư
Nâng cao sức đề kháng cho trẻ đúng cách
Giới thiệu sâm Lai Châu Thái Minh
Người bị tiểu đường nên ăn sữa chua mỗi ngày vì nguyên nhân này
Mùa nồm ẩm: Một số lưu ý nhằm giảm thiểu tác động với sức khỏe, không gian sống
Những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh cúm mùa mà bạn cần biết
Ung thư đại trực tràng gia tăng toàn cầu, điều đáng sợ nhất là gì?
Một số bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh
Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị
Tìm hiểu cách phối hợp thuốc điều trị trào ngược họng thanh quản