(Baothanhhoa.vn) - Thực tế cho thấy, mỗi khi mùa mưa bão đến, nhiều loại dịch bệnh có điều kiện thuận lợi để phát sinh, phát triển làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống nhân dân, vì thế ngay từ đầu năm, Trung tâm Y tế huyện Bá Thước đã chủ động thực hiện đồng bộ công tác dự phòng bệnh tật và dự phòng dịch bệnh, chú ý những bệnh dịch mới, nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm; tăng cường hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu và nâng cao sức khỏe cho người dân; chú trọng công tác tiêm vắc-xin phòng bệnh và đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh trong nhân dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Bá Thước tập trung phòng, chống dịch bệnh mùa mưa bão

Thực tế cho thấy, mỗi khi mùa mưa bão đến, nhiều loại dịch bệnh có điều kiện thuận lợi để phát sinh, phát triển làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống nhân dân, vì thế ngay từ đầu năm, Trung tâm Y tế huyện Bá Thước đã chủ động thực hiện đồng bộ công tác dự phòng bệnh tật và dự phòng dịch bệnh, chú ý những bệnh dịch mới, nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm; tăng cường hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu và nâng cao sức khỏe cho người dân; chú trọng công tác tiêm vắc-xin phòng bệnh và đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh trong nhân dân.

Huyện Bá Thước tập trung phòng, chống dịch bệnh mùa mưa bão

Ảnh minh họa.

Để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh mùa mưa bão, ngành y tế huyện đã thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, chú trọng xây dựng phương án, kế hoạch nhằm tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tình huống thời tiết xấu; chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tham gia thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh; thành lập đội chống dịch lưu động, chủ động đối phó khi có dịch xảy ra; chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị phòng chống dịch để đáp ứng kịp thời công tác điều trị khi có dịch; đánh giá nguy cơ tiềm ẩn, chủ động củng cố mạng lưới, kiểm tra, giám sát các dịch bệnh để chủ động trong công tác phòng bệnh, phát hiện dịch sớm, chống dịch kịp thời, hạn chế dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Cùng với việc thiết lập mạng lưới giám sát, phát hiện dịch bệnh từ huyện đến cơ sở, ban chỉ đạo phòng chống dịch của huyện đã phân công các thành viên phụ trách các xã, thị trấn; chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh...

Đợt mưa lũ đầu tháng 8-2019, trên địa bàn huyện Bá Thước có mưa to đến rất to, kết hợp nước từ thượng nguồn sông Mã đổ về đã làm cho gần 200 hộ dân của 9 xã bị ngập lụt; các công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, giếng nước đều bị ngập. Trước tình hình đó, trung tâm y tế huyện đã tăng cường công tác xử lý môi trường, nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra và bảo đảm sức khỏe cho nhân dân. Sau khi nước cơ bản rút, ngành y tế, chính quyền địa phương và nhân dân trong xã đã tập trung dọn dẹp, xử lý môi trường khu dân cư. Đồng thời, chỉ đạo cán bộ y tế thôn, bản, xã bám sát các hộ dân ở vùng trũng, hướng dẫn người dân xử lý nước sinh hoạt. Hiện nay, hệ thống y tế dự phòng đã phối hợp với các địa phương tiến hành phun thuốc xử lý, không để dịch bệnh đau mắt đỏ, bệnh về da, tiêu hóa bùng phát. Song song với công tác vệ sinh môi trường, cán bộ y tế huyện cũng đẩy mạnh tuyên truyền đến hộ gia đình nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động phát hiện các loại dịch bệnh và biện pháp dự phòng tại cộng đồng, nhất là phòng tránh các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau lũ lụt như bệnh tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp cấp, cảm cúm...

Trao đổi với ông Vi Văn Thuyết, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bá Thước, được biết: Sau mưa lũ, ngập úng, môi trường thường bị ô nhiễm bởi xác động, thực vật thối rữa, nước từ các nhà vệ sinh, khu vực chứa nước thải sinh hoạt, khu chăn nuôi tràn ra môi trường, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi-rút phát triển mạnh... dễ phát sinh các bệnh về da, các bệnh về đường tiêu hóa. Bởi vậy, trước khi mùa mưa bão đến, trung tâm y tế huyện đã kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, phân công trách nhiệm và địa bàn phụ trách cụ thể cho từng thành viên ban chỉ đạo các khoa, phòng và cán bộ, viên chức; củng cố các tổ phòng, chống dịch, tổ cấp cứu thường trực 24/24h; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, vật tư, hóa chất cần thiết, cấp ứng 165 kg cloramin B và phèn chua để các xã xử lý môi trường, đặc biệt là xử lý nguồn nước ăn.

Hiện đang là mùa mưa lũ, lượng mưa lớn gây ra tình trạng ngập úng cục bộ tại nhiều địa phương. Nguồn nước nhiễm bẩn, môi trường sống bị ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm có thể phát sinh, phát triển, như: Bệnh đường tiêu hóa (tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn); các bệnh về da (nước ăn chân, viêm da, ghẻ); sốt xuất huyết, đau mắt đỏ... Cùng với sự nỗ lực phòng, chống dịch bệnh của các cơ quan chức năng, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, người dân cần thực hiện một số biện pháp sau: Khi phải dùng nước suối, ao, hồ hoặc nước giếng bị nhiễm bẩn thì cần làm sạch nước với phèn chua. Sau lũ lụt cần khẩn trương dọn vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà cửa và khu vực xung quanh nhà cửa; rửa sạch bể nước, các dụng cụ đựng nước, dụng cụ chế biến thức ăn; khơi thông cống rãnh, không để nước đọng; thu gom rác và xác động vật chôn lấp kỹ và phun thuốc phòng dịch bệnh...

Hà Phương


Hà Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]