Cuối tháng 6-2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã chính thức được xướng tên trên bản đồ ghép tạng Việt Nam sau khi thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên. Là bệnh viện tuyến tỉnh thứ 2 của cả nước được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật lấy, ghép thận từ người cho sống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bệnh viện Đa khoa tỉnh sau 1 năm được xướng tên trên bản đồ ghép tạng Việt Nam

Bệnh viện Đa khoa tỉnh sau 1 năm được xướng tên trên bản đồ ghép tạng Việt Nam

Sức khỏe của các bệnh nhân sau 1 năm ghép thận đã ổn định bình thường.

Cuối tháng 6-2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã chính thức được xướng tên trên bản đồ ghép tạng Việt Nam sau khi thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên. Là bệnh viện tuyến tỉnh thứ 2 của cả nước được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật lấy, ghép thận từ người cho sống.

Dưới sự hỗ trợ trực tiếp hướng dẫn theo hình thức cầm tay chỉ việc của PGS. TS Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm ghép tạng Bệnh viện Việt Đức cùng các cộng sự và kíp bác sĩ, phẫu thuật viên của Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã được cử đi đào tạo ca phẫu thuật lấy, ghép thận đầu tiên (trường hợp chị Nguyễn Thị Hà, 31 tuổi, điều dưỡng viên Bệnh viện Đa khoa huyện Quan Sơn, nhận thận từ mẹ đẻ là bà Đàm Thị Tuyết, 54 tuổi, ở TP Thanh Hóa, bị suy thận giai đoạn cuối, đã phải lọc máu chu kỳ 3 lần mỗi tuần) được phối hợp nhịp nhàng giữa kíp chuyển giao và kíp nhận chuyển giao, ca ghép thận đã được thực hiện thành công trong thời gian ba tiếng. Tiếp nối thành công này, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã thực hiện phẫu thuật nội soi lấy thận để ghép từ người cho sống thành công. Và đã có 4 ca ghép thận được thực hiện thành công tại bệnh viện. Cả người được cho thận và người hiến thận đều hồi phục nhanh chóng, ổn định sau ghép thận và trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Điều này khẳng định, Bệnh viện Đa khoa tỉnh không chỉ thành công trong kỹ thuật ghép thận mà còn làm chủ được phẫu thuật nối mạch máu, phẫu thuật lấy thận, nối niệu quản, gây mê hồi sức đối với các phẫu thuật đặc biệt; năng lực về chống thải ghép, về định lượng nồng độ thuốc, chẩn đoán hình ảnh về mạch máu, đánh giá về chức năng của các tạng...

Thực hiện kế hoạch triển khai ứng dụng các kỹ thuật mới, hiện đại giai đoạn 2016 - 2020, từ tháng 6-2016, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã lập kế hoạch chuẩn bị các điều kiện cần thiết và xây dựng Dự án “Đào tạo, chuyển giao kỹ thuật và mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ ghép thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa” trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép triển khai thực hiện. Qua nhiều lần khảo sát, đánh giá về khả năng và điều kiện để nhận chuyển giao gói kỹ thuật ghép thận, ngày 31-3-2017, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã ký hợp đồng về “Đào tạo, chuyển giao gói kỹ thuật ghép thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa”. Theo đó, ngày 12-4-2017 các khóa đào tạo được tổ chức triển khai thực hiện tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức với tổng số 12 lớp, thời gian đào tạo mỗi lớp từ 3 - 6 tháng và với 46 cán bộ tham gia đào tạo, trong đó có 30 bác sĩ của các chuyên khoa. Đồng thời với việc đào tạo nguồn nhân lực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã khẩn trương cải tạo cơ sở hạ tầng phòng mổ lấy thận và ghép thận đạt tiêu chuẩn, triển khai mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế, thuốc, hóa chất và sinh phẩm chẩn đoán để bảo đảm điều kiện kỹ thuật thực hiện tiếp nhận chuyển giao gói kỹ thuật. Đến tháng 4-2018, Bộ trưởng Bộ Y tế đã thành lập Hội đồng chuyên môn thẩm định và kết luận, Bệnh viện Đa khoa tỉnh là cơ sở y tế đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật lấy, ghép thận từ người cho sống, người cho chết não.

Trao đổi với bác sĩ CKII Lê Văn Sỹ, giám đốc bệnh viện được biết, trung bình mỗi năm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh có 420 trường hợp mới mắc suy thận mãn tính điều trị nội trú. Hiện có hơn 400 trường hợp suy thận giai đoạn cuối cần chạy thận nhân tạo. Sau một năm triển khai ghép thận cho 4 bệnh nhân có kết quả rất khả quan. Đây là một quá trình chuẩn bị, nỗ lực cố gắng của tập thể y, bác sĩ bệnh viện, trong đó có ê kíp tham gia đào tạo tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã bám sát chuyên môn, nắm bắt kỹ thuật nên khi thực hiện kỹ thuật chuyển giao đã thành công. Ghép thận là một kỹ thuật khó, việc triển khai kỹ thuật ghép thận tại tuyến tỉnh đánh dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của y tế tỉnh nhà nói chung và Bệnh viện Đa khoa tỉnh nói riêng, khẳng định khả năng, trình độ của đội ngũ trí thức trong lĩnh vực y tế, thực hiện và làm chủ các kỹ thuật rất khó - là nền tảng để triển khai các kỹ thuật khó hơn, giúp cho người bệnh được thụ hưởng các dịch vụ, kỹ thuật y tế hiện đại, chuyên sâu ngay tại địa phương, giảm chi phí khi phải chuyển lên tuyến Trung ương điều trị. Cùng với sự chuyển giao của bệnh viện tuyến trên, bệnh viện sẽ tiếp tục tiến hành 2 ca ghép thận tiếp theo, trong đó có 1 ca ghép thận không cùng huyết thống (dự kiến vào cuối tháng 7-2019).

Đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã thực hiện được 100% danh mục kỹ thuật loại I và 46% danh mục kỹ thuật loại đặc biệt, trang thiết bị của bệnh viện ngày càng được đầu tư hiện đại và đồng bộ. Nhiều kỹ thuật mới được triển khai như: Thay đoạn động mạch chủ bụng dưới thận bằng đoạn động mạch nhân tạo; đặt coil điều trị phình động mạch não; ứng dụng robot 1 cánh tay vào phẫu thuật nội soi bụng trong tiết niệu; gây mê tĩnh mạch có kiểm soát nồng độ đích; tán sỏi đường mật qua da; chọc hút tuyến giáp dưới hướng dẫn của siêu âm; đổ xi măng cột sống số hóa xóa nền... Bên cạnh đó, bệnh viện đã mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại cùng với việc không ngừng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để ứng dụng thêm nhiều dịch vụ kỹ thuật tiên tiến đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]