(Baothanhhoa.vn) - Trong số hàng trăm nghìn lao động sau thời gian rời quê đến các tỉnh, thành phố lớn mưu sinh, đã có không ít người hồi hương, chọn lập nghiệp tại quê nhà.

Xu hướng lao động hồi hương tìm việc làm

Trong số hàng trăm nghìn lao động sau thời gian rời quê đến các tỉnh, thành phố lớn mưu sinh, đã có không ít người hồi hương, chọn lập nghiệp tại quê nhà.

Xu hướng lao động hồi hương tìm việc làmNgười lao động tham gia phiên giao dịch việc làm tại huyện Bá Thước, tháng 4-2023.

Không muốn tiếp tục tha hương

Hơn 10 năm trước, gia đình anh Ngô Đình Ninh và chị Đặng Thị Luyện, cùng sinh năm 1982, ở xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương rời quê vào Nam làm ăn. Đầu năm 2021, anh về quê, chưa kịp quay trở lại thì dịch COVID-19 bùng phát khiến vợ anh bị mất việc làm nhiều tháng. Thời điểm người dân ồ ạt trở về quê tránh dịch, vợ con anh cũng đã về theo. Nắm bắt tình hình chung nhiều công nhân lao động công việc bấp bênh, thất nghiệp do nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân công, giờ làm, thậm chí giải thể nên vợ chồng anh quyết định ở lại quê nhà. Từ số tiền tích cóp anh chị xây được căn nhà khang trang. Dự tính mua một chiếc máy may nhận sửa quần áo tại nhà thì con gái đầu bị u não, phải xạ trị. Giờ anh chị chỉ mong có được công việc ổn định ở quê để kiếm tiền chữa bệnh cho con.

Không có bằng cấp, nghề nghiệp, năm 2018, chị Trương Thị Lương ở xã Điền Lư, huyện Bá Thước vẫn quyết định ra Bắc Ninh xin làm tại một công ty may tại TP Từ Sơn. Thời điểm công ty nhiều đơn hàng, làm tăng ca liên tục cũng được 6 đến 6,5 triệu đồng/tháng. Khi công ty cắt giảm giờ làm, phải nghỉ luân phiên, nguồn thu giảm hẳn nhưng vẫn phải trả tiền trọ, ăn uống, sinh hoạt, không dư được đồng nào, chị đành nghỉ việc về quê và giờ chị tham gia lớp học tiếng Hàn và đang chờ công ty bên phía Hàn Quốc gọi đi làm.

Nhiều giải pháp tạo việc làm

Tại Thanh Hóa, do tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn nên quý I-2023 có 1.105 lao động mất việc làm; 62.392 lao động bị ảnh hưởng thu nhập do công ty giảm giờ làm, không thực hiện tăng ca, giảm làm thêm giờ.

Để giải quyết bài toán việc làm trong bối cảnh hiện nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Công văn số 880/UBND-VX, ngày 19-1-2023 về việc hỗ trợ người lao động mất việc làm, ổn định, phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, bền vững và chăm lo đời sống người lao động. Đặc biệt quan tâm đến người lao động mất việc làm hoặc có việc làm không ổn định trở về từ các tỉnh phía Nam, phía Bắc trong dịp Tết Nguyên đán 2023 được tiếp cận tìm kiếm việc làm tại địa phương và đi làm việc ở nước ngoài. Sở cũng ban hành công văn về việc tăng cường tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và hỗ trợ người lao động bị mất việc làm trên địa bàn và tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP, ngày 10-1-2023 của Chính phủ về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Bên cạnh đó, sở chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm thực hiện tốt việc tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động và các chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Thông qua các phiên giao dịch việc làm định kỳ tại trung tâm và ngày hội việc làm tại các huyện, thị xã, trong quý I-2023 đơn vị đã kết nối việc làm thành công cho 637 lao động có nhu cầu tìm việc làm trong nước, đi làm việc ở nước ngoài và học nghề; hướng dẫn cho 1.343 lao động trên địa bàn tỉnh hoàn thiện hồ sơ đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS. Cung cấp thông tin về thị trường lao động và các chính sách liên quan cho 25.100 lượt người lao động; tổ chức tư vấn việc làm, xuất khẩu lao động và các chính sách liên quan cho 12.948 lượt lao động... Những hoạt động tích cực trên, đã góp phần tạo việc làm cho 13.500 lao động trên địa bàn tỉnh. Theo khảo sát sơ bộ của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố, có khoảng gần 50 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động sau tết, với số lao động cần tuyển là 15.800 lao động. Đây là cơ hội để người lao động hồi hương, bị mất việc làm tìm kiếm được công việc phù hợp, nhanh chóng tái hòa nhập thị trường lao động, đáp ứng nhu cầu về việc làm của người lao động.

Bài và ảnh: Mai Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]