Xét xử tranh chấp giữa Moderna và Pfizer về bằng sáng chế vaccine COVID-19
Hãng Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) đã kiện Moderna lên tòa án tại London vào tháng 9/2022, tìm cách thu hồi 2 bằng sáng chế của Moderna liên quan đến vaccine sử dụng công nghệ mRNA của họ.
Hình ảnh minh họa vaccine phòng COVID-19 của Pfizer. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 23/4, Tòa án cấp cao tại London (Anh) bắt đầu xét xử tranh chấp giữa các hãng dược Pfizer/BioNTech với Moderna liên quan bằng sáng chế công nghệ vaccine phòng COVID-19.
Hãng Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) đã kiện Moderna lên tòa án tại London vào tháng 9/2022, tìm cách thu hồi 2 bằng sáng chế của Moderna liên quan đến vaccine sử dụng công nghệ mRNA của họ.
Vào tháng trước đó, Moderna cũng đệ đơn kiện Pfizer và BioNTech về vaccine Comirnaty, đòi bồi thường thiệt hại cho cáo buộc vi phạm bằng sáng chế của hãng.
Moderna đã kiếm được doanh thu 6,7 tỷ USD từ vaccine Spikevax vào năm ngoái, trong khi Pfizer kiếm được 11,2 tỷ USD từ vaccine Comirnaty.
Quá trình xét xử tại tòa án ở London dự kiến kéo dài đến giữa tháng Năm, trước khi tòa đưa ra phán quyết.
Ngoài ra, 3 hãng dược phẩm lớn trên hiện cũng đang tranh chấp vấn đề tương tự tại các nước Đức, Hà Lan, Bỉ và Mỹ cũng như tại Văn phòng cấp bằng sáng chế châu Âu./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-15 22:11:00
Ukraine có thể “không còn tồn tại” trong năm 2025
-
2025-01-15 16:33:00
Tổng thống Iran phủ nhận âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ
-
2024-04-23 14:13:00
Hành động để mùa hè luôn tươi đẹp
Mỹ: Bồi thẩm đoàn tham gia phiên xét xử cựu Tổng thống D.Trump
Nga và Azerbaijan sẽ sớm khởi động dự án mới trong khuôn khổ hành lang Bắc-Nam
Hàn Quốc, Mỹ tổ chức vòng đàm phán đầu tiên về chia sẻ chi phí quốc phòng
Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh
Thế chiến thứ III có thể diễn ra do cạnh tranh Mỹ-NATO-EU
Chính phủ Hàn Quốc kêu gọi cộng đồng y tế tham gia tiến trình cải cách
Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc-Nam
Tòa án Hiến pháp Indonesia bác bỏ khiếu nại về kết quả bầu cử Tổng thống
Hàn Quốc: Lạm phát thực phẩm cao thứ 3 trong số 38 thành viên Tổ chức OECD