(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ nhờ tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và từng bước xây dựng nguồn nguyên liệu đạt chất lượng phục vụ cho công nghiệp chế biến chuyên sâu. Qua đó, không chỉ doanh thu, lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp được nâng cao mà sức cạnh tranh của các sản phẩm nông sản trên thị trường cũng được cải thiện rõ rệt.

Xây dựng vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản

Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ nhờ tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và từng bước xây dựng nguồn nguyên liệu đạt chất lượng phục vụ cho công nghiệp chế biến chuyên sâu. Qua đó, không chỉ doanh thu, lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp được nâng cao mà sức cạnh tranh của các sản phẩm nông sản trên thị trường cũng được cải thiện rõ rệt.

Xây dựng vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sảnThu hoạch dứa nguyên liệu tại xã Hà Long (Hà Trung).

Là một trong những loại cây trồng đã và đang phục vụ công nghiệp chế biến đạt hiệu quả kinh tế cao, diện tích sản xuất dứa nguyên liệu của tỉnh hiện nay đạt 3.935,8ha. Trong đó, diện tích cho thu hoạch đạt 3.298ha, diện tích trồng mới đạt 1.313,9ha, năng suất bình quân đạt 25,7 tấn/ha. Để phát triển bền vững diện tích trồng dứa nguyên liệu, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ phát triển vùng sản xuất tập trung, như: chính sách tích tụ, tập trung đất; hỗ trợ tái cơ cấu nông nghiệp... Đồng thời, thông qua đề án định hướng các địa phương sản xuất cây ăn quả tập trung (trong đó có cây dứa), tỉnh đã tập trung rà soát quy hoạch, dựa trên điều kiện đất đai, thổ nhưỡng và dự báo nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài tỉnh để bố trí cơ cấu diện tích phù hợp cho cây dứa tại một số địa phương, như: Hà Trung 900ha, Ngọc Lặc 990ha, Thạch Thành 610ha, Yên Định 520ha, Cẩm Thủy 125ha, thị xã Bỉm Sơn 700ha... Song song với vùng nguyên liệu, tỉnh đã tạo cơ chế hỗ trợ, khuyến khích để hình thành được 4 nhà máy chế biến dứa xuất khẩu (đóng hộp) sang thị trường Nga, Hàn Quốc... Tuy nhiên, so với khả năng cung ứng nguyên liệu khoảng hơn 84.000 tấn/năm thì tổng công suất của các nhà máy mới chỉ đạt khoảng 10.000 tấn/năm, chưa sử dụng hết nguồn cung ứng nguyên liệu của tỉnh. Do đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã phối hợp với UBND các huyện trồng dứa làm việc với doanh nghiệp chế biến dứa của tỉnh và Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) về việc tăng cường liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm trái cây gắn với chế biến, nhất là cây dứa. Đồng thời, tích cực phối hợp, tham mưu cho UBND tỉnh mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng nhà máy chế biến trái cây.

Hiện nay, có 2 dự án xây dựng Nhà máy chế biến nước ép trái cây trên địa bàn tỉnh đang thực hiện tại huyện Như Xuân (Công ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản T9) và huyện Ngọc Lặc (Công ty CP Xuân Thiện Thanh Hóa 2) đã mở ra triển vọng phát triển bền vững không chỉ cho cây dứa mà cho các loại cây ăn quả nói chung của tỉnh. Để bảo đảm nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến khi các nhà máy đi vào hoạt động, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp các doanh nghiệp và UBND một số huyện xây dựng phương án phát triển vùng nguyên liệu dứa, chanh leo, xoài keo... với diện tích hàng nghìn ha.

Không chỉ đối với cây dứa mà trên địa bàn tỉnh còn hình thành, mở rộng các vùng sản xuất, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp. Tiêu biểu, như: Vùng sản xuất mía nguyên liệu tại 15 huyện liên kết sản xuất với các nhà máy đường, diện tích từ 13.000 - 15.000ha/năm; vùng sản xuất sắn nguyên liệu tại 10 huyện miền núi; các vùng sản xuất lúa giống ở các địa phương với 3.264ha; sản xuất lúa thương phẩm gắn với bao tiêu sản phẩm 6.500ha... Trong đó, nhiều vùng sản xuất đã áp dụng quy trình VietGAP, cho năng suất, chất lượng cao và bảo đảm an toàn thực phẩm. Đồng thời, hình thành những chuỗi liên kết sản xuất theo nhu cầu của thị trường, xây dựng thương hiệu, ổn định đầu ra sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 205 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt, 172 doanh nghiệp chăn nuôi, 94 doanh nghiệp thủy sản, 156 doanh nghiệp lâm nghiệp, 761 doanh nghiệp tổng hợp, sản xuất, chế biến. Trong đó, có nhiều dự án đầu tư lớn, công nghệ hiện đại của Công ty CP Mía đường Lam Sơn; hệ thống chăn nuôi bò sữa của Vinamilk, TH; chuỗi chăn nuôi gà gắn với chế biến, tiêu thụ của Công ty CP Nông sản Phú Gia; các dự án chăn nuôi lợn của Tập đoàn Dabaco, Xuân Thiện, Newhope; dự án sản xuất sản phẩm tre luồng của Công ty CP Bamboo King Vina... Đây chính là cơ sở, điều kiện để các địa phương trên địa bàn tỉnh xây dựng những vùng sản xuất nông nghiệp đạt chất lượng, hiệu quả cao phục vụ bền vững nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Tuy nhiên, theo đánh giá chung, công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu vẫn là sản phẩm sơ chế có giá trị gia tăng thấp; liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ chưa thực sự chặt chẽ; tổn thất sau thu hoạch cao từ 15 - 20%; chưa có nhiều sản phẩm đạt giá trị kinh tế cao; hàm lượng khoa học - công nghệ trong sản xuất, chế biến nông sản còn hạn chế do doanh nghiệp, đơn vị còn gặp khó khăn, thiếu nguồn lực để đầu tư; đội ngũ cán bộ kỹ thuật, lao động có tay nghề cao còn thiếu...

Để từng bước khắc phục hạn chế, bất cập, nhằm xây dựng và mở rộng các vùng sản xuất nông sản nguyên liệu lớn, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục khuyến khích lựa chọn, thu hút các doanh nghiệp “đầu tàu”, đặc biệt các công ty, tập đoàn lớn về chế biến, kinh doanh các ngành hàng nông sản có thương hiệu để gia tăng cơ hội phát triển bền vững, hiệu quả cho những vùng nguyên liệu mà tỉnh đã, đang và sẽ xây dựng. Đồng thời, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp chế biến nông sản quy mô nhỏ và vừa để chế biến, tiêu thụ sản phẩm tại chỗ theo cụm liên kết theo từng ngành hàng cho người nông dân.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]