Xây dựng hệ thống y tế đáp ứng mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển
Hướng tới nền y tế công bằng, hiệu quả, những năm qua, ngành y tế Thanh Hóa đã phối hợp với các địa phương quan tâm phát triển y tế cơ sở. Hệ thống y tế công lập hiện có 13 bệnh viện tuyến tỉnh và khu vực, 25 bệnh viện tuyến huyện, 4 trung tâm y tế tuyến tỉnh, 27 trung tâm y tế tuyến huyện, 559 trạm y tế xã với 11.830 giường bệnh công lập, 14.841 cán bộ y tế. Đối với hệ thống y tế tư nhân có 1.622 cơ sở khám, chữa bệnh (20 bệnh viện, 1.602 cơ sở khám, chữa bệnh đa khoa và chuyên khoa), 4.023 cơ sở kinh doanh dược, với 3.991 giường bệnh nội trú (chiếm 25,2% tổng số giường bệnh toàn tỉnh, thuộc nhóm cao nhất cả nước), với 4.599 nhân viên y tế.
Nhiều kỹ thuật cao, chuyên sâu được ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa, góp phần nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư.
Đến nay, đã huy động trên 2.700 tỷ đồng đầu tư cho các cơ sở y tế công lập trong tỉnh (giai đoạn 2021-2025, dự kiến huy động 7.615 tỷ đồng). Trong đó có 8 dự án đã hoàn thành, 8 dự án đang triển khai thực hiện (5 dự án từ nguồn ngân sách tỉnh, huyện và 3 dự án nguồn vốn từ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế, xã hội); các dự án từ Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang triển khai thực hiện, 8 dự án đang chuẩn bị được đầu tư. Cùng với đó, ngành triển khai nâng cấp Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc từ hạng 2 lên hạng 1; 3 bệnh viện từ hạng 3 lên hạng 2; tiếp tục đầu tư nâng cấp Bệnh viện Mắt, Ung bướu, Nội tiết đạt tiêu chí bệnh viện hạng I vào năm 2025; triển khai xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn bệnh viện tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật khám, chữa bệnh của Bộ Y tế vào năm 2024.
Thực hiện Nghị quyết số 188/2021/NQ-HĐND, có 42 bác sĩ nội trú đã được thu hút hiện là giảng viên của Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội vừa tham gia giảng dạy, vừa tham gia khám, điều trị tại 12 bệnh viện tuyến tỉnh (riêng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa có 19 bác sĩ nội trú); 16 bác sĩ mới tốt nghiệp bác sĩ nội trú và 27 bác sĩ nội trú đang đào tạo tại Trường Đại học Y Hà Nội, cam kết sẽ về làm việc tại phân hiệu sau khi tốt nghiệp; thực hiện Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐND đã thu hút được 15 bác sĩ.
Giai đoạn 2021-2023, đã có 1.157 kỹ thuật lâm sàng và cận lâm sàng được phê duyệt triển khai thực hiện tại các cơ sở y tế, trong đó nhiều kỹ thuật cao đã được đưa vào ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị. Công tác chuyển giao kỹ thuật điều trị chuyên sâu cho tuyến dưới tiếp tục được triển khai hiệu quả; 4 bệnh viện tuyến tỉnh đã chuyển giao 17 kỹ thuật mới cho bệnh viện đa khoa 12 huyện. 13 bệnh viện tuyến tỉnh đã kết nối khám, chữa bệnh từ xa với tuyến trên và hỗ trợ tuyến dưới 18 phòng tư vấn/khám, chữa bệnh từ xa trực tiếp với bệnh nhân. Tăng cường triển khai hội chẩn, tư vấn, các khóa đào tạo tại bệnh viện đa khoa cho bác sĩ trạm y tế xã...
Bên cạnh những thuận lợi, ngành y tế cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như: mô hình bệnh tật thay đổi, các bệnh không lây nhiễm có xu hướng gia tăng... Trong khi đó, kinh phí đối ứng địa phương cho chương trình mục tiêu y tế - dân số hạn hẹp; các dự án đã thực hiện cắt giảm tài trợ, ảnh hưởng đến việc triển khai, vận hành các chương trình do dự án chi trả kinh phí; việc thực hiện cơ chế tự chủ cũng đã tạo khoảng cách và bộc lộ sự yếu kém của một số bệnh viện trong quản lý điều hành, nhất là quản lý tài chính hạn chế dẫn đến mất cân đối giữa thu và chi...
Quyền Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Bá Cẩn cho biết: Trong thời gian tới, ngành y tế tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Theo đó, đối với dịch vụ y tế, phát triển hệ thống y tế tỉnh Thanh Hóa theo hướng hiện đại và bền vững; hướng đến mục tiêu trọng tâm là nâng cao sức khỏe cộng đồng nhằm đảm bảo công bằng, hiệu quả trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân; phát triển nhanh các dịch vụ y tế chất lượng cao, xã hội hóa một số bệnh viện dịch vụ chất lượng cao, phấn đấu trở thành một trong những trung tâm về dịch vụ y tế kỹ thuật cao của khu vực Bắc Trung bộ. Cùng với đó là đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động, loại hình y tế tư nhân nhằm xã hội hóa công tác y tế; phối hợp với y tế tư nhân trong việc quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý các bệnh xã hội phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước, tăng khả năng tiếp cận và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Tiếp tục hiện đại hóa 13 bệnh viện tuyến tỉnh; nâng cấp, mở rộng 3 bệnh viện đa khoa các huyện Hà Trung, Quan Hóa, Thọ Xuân thành 3 bệnh viện đa khoa khu vực. Thành lập thêm một số trung tâm chuyên sâu như trung tâm thận lọc máu, trung tâm cấp cứu trước viện, trung tâm tế bào gốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh; thành lập mới Bệnh viện Phân hiệu Đại học Y Hà Nội; đầu tư xây dựng Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở Thanh Hóa theo hình thức xã hội hóa, tiến tới hình thành trung tâm y tế tại Thanh Hóa,... nhằm từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh.
Bài và ảnh: Tô Hà
{name} - {time}
-
2025-01-22 09:05:00
Nga công bố ca điều trị ung thư máu thành công đầu tiên bằng loại thuốc mới
-
2025-01-21 10:01:00
Chuyên gia khuyến cáo phòng bệnh dịp Tết Nguyên đán, lưu ý virus HMPV
-
2024-09-07 20:10:00
Tin mới cho người nhiễm HPV: Cách đào thải HPV an toàn, kể cả người mang thai
Khám sàng lọc, tư vấn miễn phí các bệnh lý về mắt cho người cao tuổi
Bí kíp đơn giản giúp người phụ nữ U70 ổn định mỡ máu cao
Ngăn dịch sởi bùng phát rộng, Bộ Y tế đặt mục tiêu 95% trẻ tiêm đủ mũi vaccine
Cứu sống ngoạn mục cụ ông ngừng tim, ngừng thở ngoại viện
Bộ Y tế đề xuất không cần giấy chuyển tuyến nhiều lần để điều trị bệnh nặng
Số ca tai nạn giao thông nhập viện điều trị cấp cứu dịp lễ Quốc khánh giảm mạnh
Lấp “khoảng trống” tiêm chủng vắc-xin
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong kỳ nghỉ lễ
Theo dõi chặt chẽ, không để bệnh sởi bùng phát trong cộng đồng