Xây dựng “Cộng đồng bền vững, thích ứng thiên tai”
Thanh Hóa đang tích cực thực hiện các giải pháp xây dựng một “Cộng đồng bền vững, thích ứng thiên tai” - chủ đề mà Tuần lễ quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2025 đề ra.
Các lực lượng hỗ trợ người dân xã Yên Khương (Lang Chánh) di dời nhà ở ra khỏi vùng có nguy cơ bị sạt lở.
Năm 2024, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra và chịu ảnh hưởng của 27 trận thiên tai. Trong đó, có 3 cơn bão; 1 đợt rét hại; 5 trận lốc, sét; 8 đợt mưa lớn; 1 trận lũ quét; 1 trận động đất và 8 đợt nắng nóng diện rộng. Thiên tai làm 3 người chết; 3 người bị thương; 1.064 nhà bị sập đổ, hư hỏng; 42 điểm trường bị ảnh hưởng, hư hỏng; 5.321ha lúa, 5.976ha hoa màu, rau màu và cây hàng năm bị thiệt hại; 122 con gia súc, 3.170 con gia cầm bị chết; 11.493m bờ sông, bờ suối bị sạt lở; các tuyến quốc lộ, đường tỉnh bị sạt lở, hư hỏng với chiều dài 2.650m (khối lượng khoảng 606.000m3) và nhiều tài sản khác...
Trong cơn bão số 3 và số 4 năm 2024, vai trò của cộng đồng trong phòng, chống thiên tai tiếp tục được khẳng định rõ nét, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân. Để ứng phó với cơn bão, các lực lượng đã huy động hơn 1.300 lượt phương tiện, các trang thiết bị và 25.440 lượt cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ tham gia công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố. Các địa phương trong tỉnh đã huy động các lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã và Nhân dân trên địa bàn tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; giằng neo các phương tiện hoạt động trên biển tại nơi tránh trú; khắc phục hậu quả thiên tai. Ngoài ra, các lực lượng đã huy động hàng nghìn lượt phương tiện giúp Nhân dân địa phương sơ tán ra khỏi các vùng nguy hiểm ngập lụt, sạt lở đất, đá...
Theo nhận định thời tiết của Đài Khí tượng Thủy văn Thanh Hóa, trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10/2025, bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông khoảng 2 – 3 cơn, xấp xỉ so với trung bình nhiều năm, đề phòng có cơn ảnh hưởng đến khu vực Thanh Hóa. Từ tháng 5 đến tháng 7 có khả năng xảy ra 3 - 5 trận lốc, sét và mưa đá; chủ yếu xảy ra sau những ngày nắng nóng hoặc không khí lạnh nén rãnh thấp kết hợp với hội tụ gió trên cao. Trong khoảng thời gian này, có khoảng 2 đến 3 đợt mưa lớn, xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Mưa tiểu mãn có khả năng xuất hiện vào cuối tháng 5, đầu tháng 6/2025. Để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, với phương châm “chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”, ngay từ đầu năm các địa phương trong tỉnh đã chủ động triển khai phương án “4 tại chỗ”, trong đó huy động tối đa sức mạnh từ Nhân dân. Theo Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Khương Anh Tuấn, tinh thần xuyên suốt trong các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2025 là chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động thích ứng, từ xử lý tình huống sang quản lý rủi ro dài hạn. Đây là dịp để các cấp, ngành, địa phương tập trung tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác phòng, chống thiên tai đến mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các hoạt động cộng đồng, hội thảo, tập huấn, người dân được cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời về các loại hình thiên tai thường gặp, nguy cơ tiềm ẩn và các biện pháp phòng tránh hiệu quả. Đây cũng là dịp để nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc chủ động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Sự tham gia tích cực của cộng đồng là yếu tố quyết định sự thành công của công tác phòng, chống thiên tai.
Hiện Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả các Đề án: “Nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự, ứng phó với sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị động viên tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025”; “Nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên khu vực biên giới, vùng biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030”; “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh... qua đó tạo nền tảng vững chắc để xây dựng một cộng đồng an toàn, thích ứng linh hoạt với mọi hình thái thiên tai.
Bài và ảnh: Lê Hợi
{name} - {time}
-
2025-05-29 11:25:00
Quan Hóa chủ động ứng phó trước mùa mưa lũ
-
2025-05-29 10:45:00
Công an Thanh Hóa giải quyết, trả kết quả trên 12.000 hồ sơ mới
-
2025-05-28 09:31:00
Hiệu quả từ mô hình nuôi ốc nhồi tại Thanh Hóa
Đề xuất xã phường được cấp 2 xe ô tô công với giá tối đa 1,6 tỷ đồng mỗi xe
Sớm ban hành hệ thống quy chuẩn để làm đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng
Cần cấm xuất cảnh với chủ doanh nghiệp nợ bảo hiểm
Chủ động phương án phòng, chống thiên tai
Hội LHPN huyện Vĩnh Lộc tiếp sức hội viên vượt khó
Viện Khoa học hình sự Bộ Công an xác định hoá chất ủ giá đỗ nguy hại sức khoẻ
Chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất
Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông từ việc phơi lúa trên đường
Khánh thành công trình mương tiêu nước thải và vệ sinh môi trường trong khu dân cư thôn Bèo