(Baothanhhoa.vn) - Theo phong tục, tết Nguyên đán người dân thường sử dụng tiền mới, tiền lẻ để mừng tuổi, cúng lễ... Vì lẽ đó mà năm nào cũng vậy, dịch vụ đổi tiền lẻ, tiền mới luôn sôi động từ trước Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, người dân nên tỉnh táo khi lựa chọn dịch vụ đổi tiền mới, tiền lẻ, tránh rủi ro và tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật.

Vi phạm trong đổi tiền dịp tết có thể bị xử phạt tới 80 triệu đồng

Theo phong tục, tết Nguyên đán người dân thường sử dụng tiền mới, tiền lẻ để mừng tuổi, cúng lễ... Vì lẽ đó mà năm nào cũng vậy, dịch vụ đổi tiền lẻ, tiền mới luôn sôi động từ trước Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, người dân nên tỉnh táo khi lựa chọn dịch vụ đổi tiền mới, tiền lẻ, tránh rủi ro và tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật.

Vi phạm trong đổi tiền dịp tết có thể bị xử phạt tới 80 triệu đồng

Hàng loạt các trang mạng quảng cáo đổi tiền lẻ, tiền mới dịp tết. Ảnh: Internet

Tràn lan quảng cáo đổi tiền mới tr ên mạng xã hội

Theo khảo sát nhanh, nhiều người chấp nhận đổi tiền mới vào dịp tết với mức chênh lệch dao động từ 5-15%, thậm chí đến 20-30% tùy theo loại mệnh giá và thời điểm đổi.

Nắm được nhu cầu này nhiều trang web, tài khoản trên các trang mạng xã hội tràn lan các thông tin mời chào, quảng cáo, rao vặt dịch vụ đổi tiền mới. Phí đổi tiền lẻ, tiền mới phụ thuộc vào mệnh giá và số lượng tiền cần đổi. Với tiền mệnh giá nhỏ, phí đổi càng cao, còn nếu đổi với số lượng lớn thì phí đổi sẽ thấp hơn.

Vi phạm trong đổi tiền dịp tết có thể bị xử phạt tới 80 triệu đồng

Các loại mệnh giá tiền và mức giá chênh lệch được chào mời công khai trên mạng xã hội. Ảnh: Internet

Cụ thể, trên nhiều trang mạng xã hội thì bảng giá đổi tiền ở các mệnh giá như: Tiền mệnh giá 20.000 đồng có phí đổi 80.000 đồng/triệu đồng; tiền mệnh giá 50.000 đồng có phí đổi 45.000 đồng/triệu đồng; tiền mệnh giá 100.000 đồng có phí đổi 35.000 đồng/triệu đồng. Ngoài ra, nếu đổi từ 5 cọc trở lên, tiền mệnh giá 50.000 đồng có phí đổi 35.000 đồng/triệu đồng; tiền mệnh giá 100.000 đồng có phí đổi 15.000 đồng/triệu đồng.

Tuy các lực lượng chức năng đã cảnh báo hoạt động đổi tiền từ cá nhân là vi phạm pháp luật, nhưng tình trạng đổi tiền trái phép vẫn diễn ra phổ biến vào dịp này. Các đối tượng đổi tiền thường hoạt động công khai trên các trang mạng xã hội, thậm chí chạy quảng cáo để thu hút khách hàng.

Tiềm ẩn nhiều nguy rủi ro

Những quảng cáo dịch vụ đổi tiền mới trên các trang mạng xã hội tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người đổi tiền. Thực tế đã có không ít người thực hiện giao dịch đổi tiền mới nhưng khi nhận lại tiền được đổi thì không đủ như cam kết, thậm chí khi nhận lại là tiền giả, tiền bị rách, tiền bị mất số seri...

Vi phạm trong đổi tiền dịp tết có thể bị xử phạt tới 80 triệu đồng

Ảnh: Internet

Các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng thời cơ, đánh vào tâm lý của người muốn đổi tiền để thực hiện hành vi lừa đảo. Nhiều đối tượng khi nhận được tiền thật của người có nhu cầu đổi tiền liền chặn liên lạc và “lặn” mất tăm.

Thông thường những người “sập bẫy” các chiêu lừa đảo và bị đổi tiền giả đều xem như “xui”, ít ai trình báo với cơ quan chức năng vì sợ bị truy cứu trách nhiệm về tội mua bán tiền giả.

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có 5 cách để kiểm tra, nhận biết tiền thật - giả.

Cách 1: Soi tờ tiền trước nguồn sáng, kiểm tra hình bóng chìm, dây bảo hiểm, hình định vị.

Cách 2: Vuốt nhẹ tờ tiền kiểm tra các yếu tố in lõm.

Cách 3: Chao nghiêng tờ tiền kiểm tra mực đổi màu (OVI), IRIODIN; hình ẩn nổi.

Cách 4: Kiểm tra các cửa sổ trong suốt.

Cách 5: Dùng kính lúp, đèn cực tím.

Trong đó, cách 2 vuốt nhẹ tờ tiền (kiểm tra các yếu tố in lõm) là cách thông dụng và được nhiều người sử dụng. Chỉ cần vuốt nhẹ tờ tiền ở các yếu tố in lõm sẽ cảm nhận được độ nổi, nhám ráp của nét in.

Trong khi ở tiền giả, vuốt nhẹ tay chỉ có cảm giác trơn lì hoặc có cảm giác gợn tay nhưng không có độ nổi, nhám ráp như tiền thật.

Vì vậy, người dân cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng dịch vụ đổi tiền lẻ, tiền mới dịp tết. Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người dân cần cẩn trọng với dịch vụ đổi tiền lấy phí đang diễn ra trên mạng vì không những vi phạm pháp luật mà còn có nguy cơ gặp phải tiền giả, hoặc bị “bùng” tiền đặt cọc...

Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo, yêu cầu cán bộ ngân hàng không được trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp tay cho những đối tượng đổi tiền mới hưởng chênh lệch giá. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp nhận phản ánh và phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để quản lý tốt, hạn chế sai phạm phát sinh, bảo đảm an ninh, an toàn tiền tệ, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Đổi tiền mới, tiền lẻ hưởng chênh lệch là hoạt động bất hợp pháp

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ có các tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp phép mới được hoạt động đổi tiền. Cụ thể, các tổ chức này bao gồm: Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Kho bạc Nhà nước. Ngoài ra, mọi hoạt động đổi tiền của cá nhân, tổ chức khác đều là bất hợp pháp.

Do vậy, việc đổi tiền lẻ, tiền mới với mức chênh lệch lớn là hành vi vi phạm pháp luật.

Vi phạm trong đổi tiền dịp tết có thể bị xử phạt tới 80 triệu đồng

Ảnh: Internet

Theo Nghị định số 88/2019/NĐ-CP (Nghị định số 88) xử phạt vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ, hành vi đổi tiền mới, tiền lẻ để ăn chênh lệch là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, hành vi này xâm phạm đến trật tự xã hội và xâm phạm đến hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với hành vi này thì cá nhân hay tổ chức thực hiện hành vi đổi tiền để ăn chênh lệch sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 88.

Cụ thể, căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 30 Nghị định số 88 thì cá nhân vi phạm việc thực hiện đổi tiền không đúng quy định sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.

Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định số 88 cũng quy định về mức phạt tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Theo đó, khi tổ chức thực hiện hành vi đổi tiền mới, tiền lẻ dịp Tết để ăn chênh lệch sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức tiền từ 40 triệu đồng đến 80 triệu đồng.

Để đảm bảo cho người dân đón Tết an toàn, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, mới đây thì Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 22/CT-TTg. Chỉ thị yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động mua, bán ngoại tệ, vàng và thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật.

Cụ thể, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động mua, bán ngoại tệ, vàng tại các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng, trang sức, tiệm vàng, cơ sở kinh doanh ngoại tệ không được phép hoạt động. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hoạt động ngoại hối, vàng để người dân hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Lan Phương


Lan Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]