(Baothanhhoa.vn) - Cùng với tiêm phòng vắc xin, phun hóa chất tiêu độc khử trùng môi trường trong chăn nuôi được coi là biện pháp quan trọng để tiêu diệt mầm bệnh, góp phần bảo vệ đàn vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất. Những tháng đầu năm 2025, các huyện, thị xã, thành phố đã đồng loạt thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm (GSGC).

Vệ sinh, khử trùng phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Cùng với tiêm phòng vắc xin, phun hóa chất tiêu độc khử trùng môi trường trong chăn nuôi được coi là biện pháp quan trọng để tiêu diệt mầm bệnh, góp phần bảo vệ đàn vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất. Những tháng đầu năm 2025, các huyện, thị xã, thành phố đã đồng loạt thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm (GSGC).

Vệ sinh, khử trùng phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Cán bộ thú y thực hiện pha hóa chất, phun tiêu độc khử trùng trang trại chăn nuôi.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các chợ buôn bán, giết mổ, tập kết, thu gom GSGC sống và sản phẩm động vật, cơ sở chăn nuôi GSGC ít nhất 1 lần/tuần. Đồng thời, khử trùng các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập lậu bị bắt giữ; quét dọn và phun thuốc khử trùng khu vực nhốt, giữ động vật ngay sau mỗi đợt tiêu hủy.

Là địa phương xuất hiện dịch lở mồm long móng trên đàn lợn trong tháng 2, huyện Thạch Thành đã thực hiện ngay công tác khử trùng, tiêu độc bằng vôi bột, thuốc đặc dụng. Đàn lợn các xã Thạch Bình, Thạch Định, Thạch Long, Thạch Sơn được tiêm phòng 100%. Cán bộ thú y tiến hành các biện pháp tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, chuồng trại, đường làng, ngõ xóm tại các thôn có dịch 1 ngày 1 lần ngay trong tuần đầu tiên và 2 ngày 1 lần trong các tuần tiếp theo; các thôn chưa có dịch tiêu độc 2 ngày 1 lần với 240 lít hóa chất và 400kg vôi bột.

Tại huyện Hoằng Hóa, việc tổ chức phun thuốc thực hiện cuốn chiếu, tập trung và ưu tiên phun cho các khu vực chuồng trại có chăn nuôi GSGC nhiều. Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện cấp hóa chất, dụng cụ... để các xã, thị trấn chủ động tổ chức phun phòng, đồng thời giám sát và đôn đốc người chăn nuôi chủ động tổng dọn vệ sinh môi trường, chuồng trại, tiêu độc khử trùng bằng cách rắc vôi bột, phun thuốc tiêu độc khử trùng theo quy định... Ông Hoàng Văn Thiết - người chăn nuôi gà ở xã Hoằng Thịnh, cho biết: “Vào tháng 2, 3 khi thời tiết chuyển mùa, độ ẩm cao, làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi, rất dễ phát sinh dịch bệnh. Tôi chủ động mua thuốc sát trùng về để phun toàn bộ chuồng trại với tần suất 1 lần/tuần; đồng thời, thường xuyên quét dọn, thu gom chất thải, phát quang bụi rậm và thường xuyên rắc vôi bột ở lối đi và xung quanh chuồng nuôi”.

Được biết, từ ngày 1/3, các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đã đồng loạt thực hiện “Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường phòng, chống dịch bệnh GSGC” đợt 1/2025. Việc thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng đồng loạt sẽ là biện pháp tối ưu hạn chế được rất nhiều về dịch bệnh phát sinh trên đàn GSGC. Tuy nhiên, người dân cũng cần chú ý làm vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, khu vực xung quanh trước khi phun thì mới đạt hiệu quả cao.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]