Vang tiếng hát chèo trong nhịp sống hiện đại
Hát chèo đã ăn sâu bám rễ và là món ăn tinh thần không thể thiếu với nhiều người dân xứ Thanh. Cũng vì thế, chẳng cần đợi đến khi làng có hội, mà trong cuộc sống thường ngày những làn điệu chèo vẫn vang lên bởi các nghệ nhân "cây nhà lá vườn”, làm cho nhịp sống làng quê thêm sôi động, rộn ràng.
CLB Dân ca và Chèo phường Ba Đình biểu diễn tại lễ dâng hương động Cửa Buồng (thị xã Bỉm Sơn).
Về làng Phượng Mao, xã Hoằng Phượng (Hoằng Hóa) những ngày này, tham dự buổi sinh hoạt của câu lạc bộ (CLB) nghệ thuật chèo nơi đây, được nghe những lời ca, tiếng hát mộc mạc của các thành viên, chúng tôi mới cảm nhận được niềm đam mê của họ.
Ông Hàn Hải Vinh, Chủ nhiệm CLB Chèo làng Phượng Mao chia sẻ: Từ xưa đến nay, với người dân ở đây, nghệ thuật chèo đã trở thành “món ăn” tinh thần không thể thiếu. Cũng xuất phát từ đó mà CLB chèo của làng đã được thành lập và thu hút ngày càng đông thành viên tham gia. Trong quá trình hoạt động, dù mọi kinh phí để mua sắm trang thiết bị biểu diễn như trang phục, đạo cụ... đều do các thành viên tự nguyện đóng góp, thế nhưng mọi người đều rất tích cực, nhiệt tình tham gia tập luyện, sáng tác biểu diễn.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả và để chèo ngày càng có sức sống trong xã hội hiện đại, cùng với việc tái hiện các trích đoạn chèo cổ, các thành viên CLB đã tự biên, tự diễn các tiểu phẩm, trích đoạn mới mang hơi thở thời đại gắn liền với đời sống xã hội, phản ánh tâm tư, tình cảm của Nhân dân, tuyên truyền nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Ngoài ra, CLB còn tham gia biểu diễn ở nhiều sự kiện, hội thi ở các địa phương trong tỉnh và để lại dấu ấn trong lòng khán giả. Tuy nhiên, dù có nỗ lực cố gắng trong bảo tồn nghệ thuật chèo, song cũng phải thừa nhận loại hình nghệ thuật này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là việc tìm lớp trẻ kế cận để tiếp tục lưu giữ và phát huy vốn quý của nghệ thuật hát chèo mà ông cha để lại.
CLB Dân ca và Chèo phường Ba Đình (thị xã Bỉm Sơn) cũng đang hoạt động rất sôi nổi. Bà Trần Thị Yến, Chủ nhiệm CLB cho biết: "CLB thành lập từ năm 2014, đến nay đã thu hút được 27 thành viên tham gia. Với người dân nơi đây thì chèo là môn nghệ thuật không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, nhất là khi làng có lễ hội hay các sự kiện của địa phương. Để đáp ứng nhu cầu của người dân, vào những ngày cuối tuần, các thành viên trong CLB lại tập hợp ở nhà văn hóa cùng nhau tập luyện. Hiện CLB đang nỗ lực tìm cách thu hút lớp trẻ tại địa phương tham gia hát chèo, từ đó góp phần bảo tồn giá trị văn hóa quý báu của dân tộc.
Nghệ thuật chèo ra đời và tồn tại qua nhiều thế kỷ, bởi vậy đã ăn sâu, bám rễ và là món ăn tinh thần không thể thiếu ở nhiều miền quê xứ Thanh. Từ đó, nhiều CLB, đội chèo cũng được thành lập và ngày càng phát huy hiệu quả, không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân, mà còn góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông. Trong đó có thể kể đến như CLB Chèo thôn Giá Mai, xã Tế Thắng (Nông Cống), CLB Chèo xã Hà Tân (Hà Trung), CLB Chèo làng Vĩnh Gia, xã Hoằng Phượng (Hoằng Hóa)...
Để đưa nghệ thuật chèo đến gần hơn nữa với công chúng đặc biệt là thế hệ trẻ, các CLB đã tích cực đổi mới nội dung hoạt động, tìm tòi nhu cầu của khán giả để xây dựng các vở diễn có chất lượng cao. Đồng thời, tích cực truyền dạy lại cho lớp trẻ để tìm lực lượng kế cận. Ngành văn hóa cũng đã tích cực tổ chức các hội thi, hội diễn văn nghệ để tạo điều kiện cho các CLB chèo tham gia biểu diễn. Tuy nhiên, để tiếng hát chèo được tiếp tục ngân vang trong xã hội hiện đại như ngày nay cần hơn nữa sự quan tâm của các cấp, ngành để những người theo nghề yên tâm hoạt động và cống hiến.
Bài và ảnh: Nguyễn Đạt
{name} - {time}
-
2024-11-21 21:16:00
Những người “giữ hồn” di sản văn hóa (Bài 1): Chuyện về những “báu vật sống”
-
2024-11-21 16:11:00
Thị trấn tại Mỹ hai tháng không nhìn thấy ánh nắng Mặt Trời
-
2024-01-11 09:25:00
Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai
“Hi_KING LAKE” - Nốt nhạc thăng hoa trên miền đất địa linh nhân kiệt
[Podcast] - Tản văn: Nơi mùa đông chưa từng rời xa
Lang Chánh khôi phục các trò chơi, trò diễn dân gian
Bảo tồn và phát huy giá trị trang phục dân tộc
Lễ hội Sết Boóc Mạy - một nguồn tài nguyên di sản
Ai về nghe giọng làng tôi
[Podcast] Truyện ngắn: Chiếc nhẫn hoa mai
Nhiều hoạt động đặc sắc tại “Tết xưa làng cổ”
Khôi phục và tái hiện nghi lễ tế Nam Giao vương triều Hồ