(Baothanhhoa.vn) - Các hoạt động văn nghệ quần chúng được tổ chức ở khắp các địa phương trong tỉnh, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động tại các câu lạc bộ văn nghệ, các trò chơi, trò diễn dân gian... góp phần phát hiện, ươm mầm, bồi dưỡng tài năng nghệ thuật và xây dựng môi trường văn hóa phong phú, lành mạnh trong nhân dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Văn học, nghệ thuật phát triển theo định hướng của Đảng, mang đậm sắc thái xứ Thanh

Các hoạt động văn nghệ quần chúng được tổ chức ở khắp các địa phương trong tỉnh, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động tại các câu lạc bộ văn nghệ, các trò chơi, trò diễn dân gian... góp phần phát hiện, ươm mầm, bồi dưỡng tài năng nghệ thuật và xây dựng môi trường văn hóa phong phú, lành mạnh trong nhân dân.

Rước kiệu tại Lễ hội Bà Triệu năm 2018. Ảnh: Duy Sơn

Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16-6-2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật (VHNT) trong thời kỳ mới (gọi là Nghị quyết 23), đến nay, sau 10 năm thực hiện nghị quyết, nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền các cấp về VHNT được nâng lên, góp phần đưa sự nghiệp VHNT tỉnh nhà tiếp tục phát triển theo định hướng của Đảng, mang đậm sắc thái xứ Thanh.

Để triển khai và thực hiện hiệu quả nghị quyết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng kế hoạch thực hiện nghị quyết, đồng thời chỉ đạo UBND tỉnh ban hành quy hoạch về phát triển văn hóa, có chính sách tạo điều kiện để VHNT phát triển, như: Sắp xếp các đơn vị nghệ thuật theo hướng tinh gọn, hiệu quả và đã sáp nhập 3 đoàn nghệ thuật tuồng, chèo, cải lương thành Nhà hát nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa; ban hành giải thưởng Lê Thánh tông; chính sách khuyến khích sáng tạo VHNT; tổ chức ngày hội văn công chuyên nghiệp xứ Thanh hàng năm vào dịp đầu xuân; hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động nghệ thuật biểu diễn và các văn nghệ sĩ phát hành, quảng bá tác phẩm; tạo điều kiện để các văn nghệ sĩ đi thâm nhập thực tế tại các khu công nghiệp, địa phương trong tỉnh để sáng tác tác phẩm VHNT... Trong 10 năm qua, ngân sách tỉnh đã cấp gần 50 tỷ đồng cho các hoạt động VHNT. Cùng với đó, việc đầu tư cơ sở vật chất cho các hoạt động VHNT được đẩy mạnh. Trong đó, tỉnh đã đầu tư xây dựng được một số công trình văn hóa hiện đại như: Quảng trường Lam Sơn, Nhà hát Lam Sơn, Công viên Văn hóa Hội An... góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động văn hóa, đồng thời đáp ứng nhu cầu hưởng thụ VHNT, nâng cao đời sống tinh thần cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Ngoài ra, các thiết chế văn hóa cấp huyện phục vụ cho VHNT được tăng cường. Đến nay, 100% các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có trung tâm văn hóa - thể thao và thư viện; trên 73,4% xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa - thể thao; gần 90% thôn, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa – khu thể thao. Đây là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT cộng đồng, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Các hoạt động văn nghệ quần chúng được tổ chức ở khắp các địa phương trong tỉnh, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động tại các câu lạc bộ văn nghệ, các trò chơi, trò diễn dân gian... góp phần phát hiện, ươm mầm, bồi dưỡng tài năng nghệ thuật và xây dựng môi trường văn hóa phong phú, lành mạnh trong nhân dân. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, trong những năm qua tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành và địa phương liên quan xây dựng được một số dự án, đề án, phục dựng, tuyên truyền sâu rộng các lễ hội, trò diễn, dân ca, dân vũ... Đến năm 2018, toàn tỉnh đã có 6 loại hình di sản văn hóa phi vật thể được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hiện, tỉnh đang trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với 2 di sản là nghề đúc đồng cổ truyền (Thiệu Hóa) và Lễ hội Đền Độc Cước (Sầm Sơn).

Bên cạnh đó, công tác đào tạo các môn chuyên ngành nghệ thuật theo hướng thiết thực, đáp ứng nhu cầu xã hội được quan tâm. Từ năm 2008 đến 2018, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã không ngừng đổi mới phương thức và đã đào tạo được gần 4.500 sinh viên các chuyên ngành nghệ thuật, cung cấp nguồn nhân lực cho Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn, các đoàn nghệ thuật truyền thống và giáo viên dạy âm nhạc, mỹ thuật cho các trường học trong tỉnh... Với lực lượng hội viên đông đảo, trong 10 năm qua, Hội VHNT tỉnh đã tổ chức trên 160 chuyến đi thực tế và các văn nghệ sĩ đã sáng tác được hơn 10.000 tác phẩm ở các thể loại văn, thơ, hội họa, sân khấu, lý luận phê bình... Hầu hết các tác phẩm đều có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật ở những mức độ khác nhau, trong đó một số tác phẩm đã đạt giải thưởng Nhà nước và giải thưởng khác tại các cuộc thi, liên hoan cấp quốc gia... Đặc biệt, hưởng ứng cuộc vận động sáng tác và quảng bá các tác phẩm VHNT và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh” được phát động từ năm 2008 (nay là học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh), các văn nghệ sĩ xứ Thanh là lực lượng nòng cốt và đã sáng tác được trên 1.600 tác phẩm VHNT, trong đó có trên 180 tác phẩm được xét chọn đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy tặng bằng khen hàng năm... Một số tác phẩm xuất sắc đã được Ban Chỉ đạo cuộc vận động Trung ương tặng thưởng (2 giải C và 1 giải khuyến khích).

VHNT trong tỉnh nói riêng, trong cả nước nói chung đang phải đấu tranh với xu hướng VHNT thiếu chuẩn mực chân - thiện - mỹ, chỉ mang tính câu khách, chống phá cách mạng... Do vậy, để tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 23, thời gian tới, các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghị quyết theo phương hướng đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII. Chính quyền các cấp quan tâm, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích văn nghệ sĩ tích cực tham gia sáng tác và giới thiệu, quảng bá các tác phẩm VHNT; tăng giá trị các giải thưởng VHNT; nghiên cứu ban hành giải thưởng VHNT Thanh Hóa 5 năm một lần; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các nhà hát, trung tâm văn hóa tỉnh và thiết chế văn hóa cơ sở, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa để phục vụ tốt cho các hoạt động văn nghệ quần chúng của các tầng lớp nhân dân... xây dựng nền VHNT tỉnh nhà tiếp tục phát triển, đậm đà bản sắc dân tộc.


Duy Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]