(Baothanhhoa.vn) - Huyện Như Thanh có 3 dân tộc anh em Kinh, Mường, Thái cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái, Mường chiếm 42,71%. Những năm qua, ngoài lãnh đạo Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, huyện Như Thanh đã có nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, gắn với phát triển du lịch.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Như Thanh bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc, gắn phát triển du lịch

Huyện Như Thanh bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc, gắn phát triển du lịch

Sắc phục đồng bào dân tộc Thái trong lễ khai hội “Séc Boọc Mạy” của đồng bào dân tộc Thái ở xã Xuân Thọ.

Huyện Như Thanh có 3 dân tộc anh em Kinh, Mường, Thái cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái, Mường chiếm 42,71%. Những năm qua, ngoài lãnh đạo Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, huyện Như Thanh đã có nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, gắn với phát triển du lịch.

Nét nổi bật trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, đó là huyện đã tập trung phục dựng các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Đến nay, lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy của đồng bào Thái xã Xuân Phúc đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; các lễ hội dân gian truyền thống cũng dần được khôi phục và phục dựng lại, như: Lễ Séc Boọc Mạy của người Thái ở xã Xuân Thọ; lễ hội cúng cơm mới của người Mường, xã Phượng Nghi; lễ hội rước bóng, xã Xuân Du và các lễ hội tại các di tích trên địa bàn huyện. Ngoài ra, huyện còn chỉ đạo các xã, thị trấn khôi phục lại các trò chơi, trò diễn dân gian, như: Đánh cù, đánh đu, cầu phao, bịt mắt bắt dê, lễ hội nấu cơm; các làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống, như: Hát ru, dân ca người Mường, hát chèo của người Kinh... Đến nay, hầu hết các xã, thị trấn trong huyện đều có các câu lạc bộ đánh mảng, bắn nỏ, tung còn, kéo co, đẩy gậy.

Đặc biệt, sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 08 của huyện ủy về chương trình “Phát triển du lịch huyện Như Thanh giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030”, huyện đã tiến hành kiểm tra, đánh giá thực trạng các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện và có kế hoạch trùng tu, tôn tạo. Bằng các nguồn vốn, từ năm 2018 đến nay huyện đã trùng tu, tôn tạo Khu di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh đền Phủ Na (hay còn gọi là Na Sơn Động Phủ) ở xã Xuân Du; Di tích lịch sử cách mạng Lò Cao Kháng Chiến ở xã Hải Vân; đền Khe Rồng ở xã Hải Long; đền Bạch Y công chúa, xã Phú Nhuận... với tổng kinh phí 42 tỷ đồng. Ngoài ra, bằng nguồn vốn xã hội hóa, các đồng gia bản hội, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh khác trên địa bàn huyện cũng được trùng tu, tôn tạo. Gắn với đó, huyện đã và đang đẩy mạnh xây dựng, triển khai thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển du lịch; tập trung đầu tư, nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng dịch vụ du lịch, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch; giao cho mỗi địa phương trong huyện phải có một sản phẩm du lịch; từng bước đầu tư 3 dự án du lịch, gồm: Quần thể Khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Bến En do Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư; du lịch cộng đồng làng Roọc, xã Xuân Phúc; dự án Du lịch sinh thái Eo Gắm ở xã Hải Long... Đây được xem là tiền đề quan trọng để huyện Như Thanh phát triển du lịch, xây dựng Bến En thành khu du lịch tổng hợp cấp quốc gia.

Trong thời gian tới, huyện Như Thanh tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời kêu gọi các nguồn vốn tập trung trùng tu, tôn tạo các di tích lích sử, danh lam thắng cảnh, gắn với phát triển du lịch.

Khánh Linh


Khánh Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]