(Baothanhhoa.vn) - Do địa bàn sinh sống men theo bờ biển, chủ yếu phụ thuộc vào nghề đánh bắt hải sản, thu hoạch thất thường, hiểm nguy lại luôn rình rập; nên tự bao đời nay người dân xã Ngư Lộc (Hậu Lộc) luôn mong biển lặng, sóng yên và họ coi những vị thần linh là người che chở cuộc sống bình yên, hạnh phúc, tàu bè ra khơi vào lộng, tôm cá đầy khoang. Từ đó, đã hình thành nên tín ngưỡng trong Nhân dân là tin tưởng, trông chờ vào các thế lực siêu nhiên (thần linh), coi trọng và hết sức thành tâm với việc thờ cúng để cầu bình an, gặp nhiều may mắn. Cụm di tích nghè Diêm Phố, bao gồm một hệ thống nghè, chùa, miếu, phủ tồn tại ở đây tự bao đời, đến nay vẫn luôn là điểm đến tâm linh, thực hành tín ngưỡng quan trọng của người dân nơi đây.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở xã Ngư Lộc

Do địa bàn sinh sống men theo bờ biển, chủ yếu phụ thuộc vào nghề đánh bắt hải sản, thu hoạch thất thường, hiểm nguy lại luôn rình rập; nên tự bao đời nay người dân xã Ngư Lộc (Hậu Lộc) luôn mong biển lặng, sóng yên và họ coi những vị thần linh là người che chở cuộc sống bình yên, hạnh phúc, tàu bè ra khơi vào lộng, tôm cá đầy khoang. Từ đó, đã hình thành nên tín ngưỡng trong Nhân dân là tin tưởng, trông chờ vào các thế lực siêu nhiên (thần linh), coi trọng và hết sức thành tâm với việc thờ cúng để cầu bình an, gặp nhiều may mắn. Cụm di tích nghè Diêm Phố, bao gồm một hệ thống nghè, chùa, miếu, phủ tồn tại ở đây tự bao đời, đến nay vẫn luôn là điểm đến tâm linh, thực hành tín ngưỡng quan trọng của người dân nơi đây.

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở xã Ngư Lộc

Cụm di tích nghè Diêm Phố là điểm đến tâm linh, thực hành tín ngưỡng của người dân xã Ngư Lộc (Hậu Lộc).

Căn cứ vào những dấu tích về vật chất và thư tịch cổ để lại thì cụm di tích nghè Diêm Phố được xây dựng trong một quần thể kiến trúc tương đối hài hòa. Khu kiến trúc hướng ra biển, có cổng Tam quan đồ sộ, bao gồm một hệ thống di tích thờ tự phong phú gồm: nghè Thánh Cả (đền Cả thờ tứ vị thánh Nương), chùa Liên Hoa, đền thờ thần Cá Ông (Ngọc Lân thần), miếu kỷ niệm năm bão gõ (thờ 334 ngư dân của làng tử nạn trên biển năm 1931), đền thờ Nẹ Sơn (thờ đức vua Thông Thủy Nẹ Sơn)... Mỗi nơi thờ tự, đều gắn với một câu chuyện, giá trị lịch sử, có vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh và tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân. Đây cũng là nơi chứng kiến thăng trầm của lịch sử qua các thời kỳ, gắn liền với lao động, sản xuất của Nhân dân vùng biển, minh chứng của quá trình chinh phục tự nhiên, cũng như công cuộc giữ gìn non sông, bờ cõi của các thế hệ cha ông. Sự tồn tại của cụm di tích có giá trị như những “cột mốc văn hóa” ở nơi đầu sóng ngọn gió; thể hiện sự tri ân của người dân đối với các vị phúc thần, ý thức trách nhiệm của họ trong việc tham gia xây dựng, bảo vệ quê hương.

Để tỏ lòng thành kính đối với các vị thần được thờ tại cụm di tích, hằng năm vào các dịp tháng 2 âm lịch, ngư dân vùng biển xã Ngư Lộc đều tổ chức lễ hội Cầu Ngư một cách trang trọng, mang đậm chất tâm linh. Theo các cụ cao niên trong xã, cho biết: lễ hội Cầu Ngư xuất phát từ tên lễ hội Cầu Mát của cư dân làng biển Diêm Phố có từ khi làng mới thành lập vào thời nhà Lê. Đây là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đặc sắc được hình thành từ rất sớm trong cộng đồng cư dân làng biển Diêm Phố và được giữ gìn, bảo tồn trong nhiều thế kỷ. Lễ hội gồm 2 phần: phần lễ được tổ chức trang nghiêm với các lễ vật được dâng lên các vị thần nhằm mục đích tạ ơn các vị thần đã ban cho mưa thuận, gió hòa, trời yên bể lặng, tôm cá đầy khoang, đời sống ấm no, hạnh phúc. Phần hội được tổ chức sôi nổi với các tiết mục như biểu diễn nhạc lưu thủy, múa lân, màn trống hội... Đây cũng là dịp để bà con động viên nhau bám biển, giúp người dân địa phương gần gũi nhau hơn, đoàn kết cùng xây dựng nếp sống văn hóa. Những năm gần đây lễ hội không còn gói gọn trong phạm vi cư dân tại địa phương mà thu hút nhiều người dân và du khách thập phương tham gia.

Sống lênh đênh trên biển cả mênh mông, đối mặt với thiên tai, vật lộn với bão to, sóng lớn, ngư dân ven biển nơi đây đã tích lũy cho mình vốn tri thức khá phong phú về biển, về nghề nghiệp. Đặc biệt họ rất coi trọng văn hóa ứng xử, không chỉ là trong cuộc sống hàng ngày mà còn là ứng xử trong mỗi chuyến ra khơi. Thường thì, mỗi chuyến ra khơi đánh bắt của họ, nếu thuyền nào phát hiện ngư trường có nhiều tôm, cá lập tức những ngư dân sẽ liên lạc với một số tàu cá đang đánh bắt ở gần thuyền đó để cùng nhau khai thác. Điều đó, không chỉ là cách ứng xử giao tiếp có tính đoàn kết cao của ngư dân, mà còn là bảo bối giúp họ vượt qua bao hiểm nguy để bảo tồn và duy trì cuộc sống.

Vất vả bám biển mưu sinh là vậy, nhưng tranh thủ lúc nông nhàn, người dân trong xã lại cùng nhau tập trung tại nhà văn hóa thôn tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao. Ông Vũ Huy Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc, cho biết: Địa phương đất chật, người đông nhưng xã luôn quan tâm đầu tư bố trí quỹ đất để xây dựng nhà văn hóa thôn phục vụ cho các hoạt động văn hóa của bà con. Hiện cả 7/7 thôn đều có nhà văn hóa; phong trào văn hóa, văn nghệ cũng phát triển mạnh, thôn nào cũng thành lập câu lạc bộ văn nghệ, thể thao; tỷ lệ gia đình văn hóa đạt hơn 90%; đặc biệt xã luôn coi trọng việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa vùng biển. Việc giữ gìn cụm di tích nghè Diêm Phố, tổ chức lễ hội theo tín ngưỡng của cư dân... không chỉ góp phần xây dựng đời sống tinh thần phong phú mà còn giáo dục con cháu về cội nguồn tiên tổ, khơi dậy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Những tín ngưỡng người dân vùng biển nơi đây tôn thờ chính là niềm tin giúp họ có tâm thế kiên cường, vượt qua mọi thử thách, để luôn vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt


Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]