(Baothanhhoa.vn) - Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Quan Hóa luôn xác định giữ gìn bản sắc văn hóa đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân, bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống, đặc sắc của địa phương.

Giữ gìn bản sắc văn hóa trong xây dựng nông thôn mới ở Quan Hóa

Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Quan Hóa luôn xác định giữ gìn bản sắc văn hóa đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân, bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống, đặc sắc của địa phương.

Giữ gìn bản sắc văn hóa trong xây dựng nông thôn mới ở Quan Hóa

Nếp nhà sàn truyền thống tại bản Bút, xã Nam Xuân.

Năm 2017, xã Phú Nghiêm được chọn làm điểm xây dựng NTM của huyện Quan Hóa. Ngay sau khi bắt tay vào triển khai, xã Phú Nghiêm tập trung theo hướng phát triển bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, lấy phát triển sản xuất nông nghiệp làm chủ lực, tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng, từng bước nâng cao mức sống, thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, xã cũng xác định, trong xây dựng NTM phải gắn với việc giữ gìn bản sắc văn hóa của địa phương.

Một trong những giải pháp được xã Phú Nghiêm triển khai hiệu quả, đó là việc xây dựng gia đình, làng, bản văn hóa được xem là động lực để xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư, góp phần cùng với địa phương giữ vững các tiêu chí trong xây dựng NTM. Theo đó, xã đã chỉ đạo các thôn, bản đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con Nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các quy định, quy ước của làng xã; đoàn kết cùng nhau thi đua lao động, học tập, phát triển kinh tế, không mắc tệ nạn xã hội. Cùng với các cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, đơn vị văn hóa, xã luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng NTM, đồng thời huy động các nguồn lực xây dựng, chỉnh trang các hạng mục cơ sở vật chất về văn hóa; xây dựng quy chế quản lý, sử dụng các trang thiết bị ở trung tâm văn hóa thể thao xã và nhà văn hóa các thôn; tăng cường kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, qua đó góp phần làm thay đổi bộ mặt văn hóa nông thôn, nâng cao nhận thức của Nhân dân trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương... Thông qua phong trào này, ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cũng như sự gắn bó, tình làng nghĩa xóm ở từng khu dân cư được khơi dậy và vun đắp. Năm 2018, xã Phú Nghiêm có 250/298 gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt 83,9%; có 4/4 bản đạt chuẩn văn hóa; 2 đơn vị được công nhận cơ quan văn hóa...

Theo thống kê, hiện nay huyện Quan Hóa có trên 7.000 ngôi nhà sàn. Để giữ gìn và phát huy nhà sàn truyền thống và văn hóa nhà sàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Quan Hóa ban hành Nghị quyết số 12 ngày 12-5-2018 về “Giữ gìn, phát huy nhà sàn truyền thống và văn hóa nhà sàn của đồng bào Thái, Mường huyện Quan Hóa”. Huyện đã xây dựng cơ chế, chính sách để bảo tồn và phát huy nhà sàn truyền thống, khắc phục hiện tượng “chảy máu nhà sàn”; tuyên truyền, vận động để Nhân dân nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc giữ gìn nét đẹp văn hóa nhà sàn của dân tộc mình; từng bước phát triển nhà sàn để gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Gìn giữ, phát huy nhà sàn truyền thống và văn hóa nhà sàn gắn với xây dựng NTM, với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

Phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành việc xây dựng nhà văn hóa theo kiến trúc nhà sàn ở những bản chưa được đầu tư xây dựng nhà văn hóa; 90% trở lên hộ gia đình đồng bào Thái, đồng bào Mường ở các bản du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng có nhà sàn truyền thống, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, giao lưu văn hóa, đảm bảo khang trang, sạch sẽ, vừa phát huy gìn giữ được nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhất là những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc nói chung, văn hóa nhà sàn nói riêng.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo vệ di sản văn hóa nhà sàn, gắn với các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa, trong đó cần chú trọng đến nguyên tắc “bảo tồn sống” tức là bảo tồn nhà sàn ngay chính trong đời sống cộng đồng; xây dựng cơ chế, chính sách theo hướng vừa bảo tồn, phát triển được nhà sàn và văn hóa nhà sàn, vừa không làm cạn kiệt đến tài nguyên rừng, phù hợp với việc xây dựng nếp sống văn hóa mới, con người mới; khuyến khích phát triển nghề dựng nhà sàn của các nghệ nhân ở địa phương...

Bài và ảnh: Xuân Minh


Bài và ảnh: Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]