(Baothanhhoa.vn) - Trong không khí vui tươi, phấn khởi cả nước thi đua lập thành tích chào mừng đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, mừng đất nước đổi mới và kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh vừa tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp lao động trong thời kỳ đổi mới”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cảm nhận cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp lao động trong thời kỳ đổi mới” trên Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh

Cảm nhận cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp lao động trong thời kỳ đổi mới” trên Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh

Tác phẩm “Rũ cói” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Bá Dũng đoạt giải nhất cuộc thi. Ảnh: L.B.D

Trong không khí vui tươi, phấn khởi cả nước thi đua lập thành tích chào mừng đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, mừng đất nước đổi mới và kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh vừa tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp lao động trong thời kỳ đổi mới”.

Cuộc thi diễn ra từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2019, dành cho những người có niềm đam mê chụp ảnh chuyên và không chuyên nghiệp, để cùng chia sẻ những khoảnh khắc chân thực, ấn tượng với chủ đề “Nét đẹp lao động trong thời kỳ đổi mới” của Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung. Cuộc thi đã nhận được gần 250 tác phẩm của hơn 40 tác giả, trong đó có 35 tác phẩm ảnh được chọn đăng trên 11 số tạp chí. Ban Biên tập Tạp chí đã chọn được 93 tác phẩm của 23 tác giả đưa vào vòng chấm sơ khảo. Kết thúc vòng sơ khảo đã có 35 tác phẩm của 18 tác giả được đưa vào vòng chung khảo. Trong đó có 10 tác phẩm của 10 tác giả đoạt giải gồm: 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 4 giải khuyến khích.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Xuân Chính, Trưởng Phòng Sáng tác và Triển lãm Hội NSNA Việt Nam, trưởng ban giám khảo cuộc thi khẳng định: Đề tài “Nét đẹp lao động trong thời kỳ đổi mới” đã đưa lại cho các tác giả cơ hội hướng cái nhìn chân thực và sâu rộng về cuộc sống của những người lao động khắp mọi miền Tổ quốc. Từ nông thôn đến thành thị, từ miền xuôi đến miền ngược, từ đất liền đến hải đảo, biên giới xa xôi... Nét đẹp lao động ở mỗi vùng miền lại được các tác giả tiếp cận với cái nhìn nhiều chiều, nhiều khẩu độ, kích thước, trạng thái, tư tưởng khác nhau nhưng đều toát lên ý nghĩa “Lao động là vinh quang”, lao động không chỉ làm thay đổi cuộc sống của mỗi người, mà còn góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Những tác phẩm dự thi đã bám sát đề tài, được các nhà nhiếp ảnh khắc họa bằng mọi hình thức thể hiện khác nhau của nghệ thuật nhiếp ảnh. Các tác phẩm đã ghi lại những khoảnh khắc về con người trong lao động, sản xuất, trong sinh hoạt đời thường. Tất cả những hình ảnh đó đều toát lên vẻ đẹp chân thực, giản dị và thanh lịch của người xứ Thanh nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung. Bằng sự cảm nhận và con mắt nghệ thuật khác nhau, các tác phẩm dự thi đã ghi lại những chủ đề sinh động, từ những làng nghề thủ công đến những công trình hiện đại. Nhưng dù ở đâu người xem cũng cảm nhận được con người là chủ thể trong mọi sự sáng tạo của nghệ thuật. Cuộc thi này, điều dễ dàng nhận thấy đó là cuộc thi không còn nằm trong phạm vi của một tỉnh mà còn lan tỏa ra tới giới nhiếp ảnh tỉnh ngoài. Có thể nói, các tác phẩm được lọt vào vòng chung khảo cuộc thi là những khoảnh khắc lắng đọng tạo nên sự sống động về một xứ Thanh thân thương và gần gũi. Tình yêu và đam mê với công việc của người xứ Thanh đã được thể hiện qua nhiều tác phẩm đạt đến giá trị nghệ thuật.

NSNA Lê Bá Dũng có tác phẩm “Rũ cói” giành giải nhất cuộc thi, chia sẻ: Tác phẩm “Rũ cói” được tôi chụp tại cánh đồng cói xã Quảng Vọng (Quảng Xương) vào những ngày đầu hè. Đó là thời điểm buổi sáng, khi nắng lên, bà con nông dân khẩn trương ra đồng làm các công đoạn: Cắt cói, rũ cói, phơi cói. Quan sát thấy có hai người nông dân đang dồn cói lại để rũ cói, tôi bắt được khoảnh khắc này và giơ máy ảnh lên chụp. Bức ảnh có bố cục chặt chẽ, nhân vật chính là 2 người nông dân đang làm các động tác cong lưng, uốn người tung cói lên, hạ cói xuống để rũ cói, làm sạch cói. Hậu cảnh là khoảng trời màu sáng, phía dưới chân là đồng cói. Bằng kỹ thuật chụp ngược sáng, hình ảnh 2 người nông dân cùng động tác rũ cói của họ tạo thành mảng tối nhằm tôn lên điểm nhấn cho bức ảnh. Chính điều này đã làm nên sự thành công của tác phẩm.

Với 2 tác phẩm đạt giải nhì, là tác phẩm “Tre Việt” của tác giả Vũ Lâm Thảo và tác phẩm “Mây tre đan xuất khẩu” của tác giả Trương Bá Vinh cho chúng ta thấy sức sống của nghề mây tre đan. Hai bức ảnh cho người xem cảm nhận tâm hồn đồng nội, đôi bàn tay nhuốm màu nắng gió của người lao động nông thôn hàng ngày miệt mài chẻ lạt, đan mây, làm vang mãi tên tuổi của một làng nghề truyền thống xứ Thanh.

Thanh Hóa có đường bờ biển dài, thoai thoải và đẹp. Các địa phương có biển từ lâu đời đã hình thành nên các làng nghề đánh bắt hải sản và là những điểm đến để lại dấu ấn về một bãi biển trong lành, khoáng đạt, cùng những dư vị ngon lạ của các loài hải sản. Hình ảnh những ngư dân hăng say lao động trên biển quê hương trong buổi sớm mai cho thấy vẻ đẹp của con người xứ Thanh trong lao động và sản xuất là chất liệu để làm nên các tác phẩm đoạt giải ba như: “Cá về” của tác giả Trần Hải, “Cho ngày mai” của tác giả Đức Chính. Trong khi đó, tác phẩm “Tuần tra biên giới” của tác giả Lưu Trọng Thắng cho ta thấy các chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biên cương, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới.

Chùm ảnh giải khuyến khích với những tác phẩm: “Vùng cao khởi sắc” của tác giả Nguyễn Huấn, “Mẻ lưới ban mai” của tác giả Lê Thám, “Sánh đôi” của tác giả Thịnh Kiên, “Niềm vui” của tác giả Liên Nam đã thể hiện được cái nhìn nghệ thuật và thái độ làm việc hết sức nghiêm túc của các tác giả. Cùng nhiều những gương mặt tác giả và tác phẩm tiềm năng khác, hy vọng họ sẽ tiếp tục cố gắng, giữ được ngọn lửa, tình yêu và đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, để mang đến những tác phẩm nghệ thuật giá trị hơn nữa.

Bên cạnh những tác phẩm chất lượng, một số tác phẩm ở mảng đề tài này còn hạn chế về chất liệu, thiếu tinh tế về góc chụp. Có những tác phẩm gửi đến chỉ mang tính chất tuyên truyền, chưa thật sự đầu tư kỹ lưỡng. Chính vì vậy, dù các mảng đề tài đã được chuyển tải đa dạng nhưng đa phần chưa đạt đến yếu tố nghệ thuật nhiếp ảnh. Mặt khác, cuộc thi khuyến khích các tác phẩm chụp bằng điện thoại di động, smartphone..., nhưng lại thiếu vắng những công cụ hữu ích này cho những người đam mê chụp ảnh nghệ thuật.

Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ xứ Thanh Thy Lan cho biết: Xuất phát từ suy nghĩ: Xứ Thanh là mảnh đất giàu giá trị bản sắc văn hóa, con người cần cù lao động sáng tạo. Xứ Thanh có lực lượng nhiếp ảnh hùng hậu, đã thành công với nhiều giải thưởng cao quý. Cuộc thi ảnh với chủ đề “Nét đẹp lao động trong thời kỳ mới” là sự mạnh dạn khi lần đầu tiên Tạp chí có cuộc thi ở mảng nghệ thuật. Chúng tôi rất biết ơn các nghệ sĩ đã sáng tác hăng say, tích cực tham gia gửi ảnh, tạo không khí sôi nổi cho cuộc thi. Mong rằng cuộc thi đã đem lại những trải nghiệm thú vị cho cả người cầm máy và người yêu nghệ thuật nhiếp ảnh.

Nguyễn Ngọc


Nguyễn Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]