(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh đã được các ngành, địa phương quan tâm thực hiện và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhiều dự án, đề án về bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phục dựng, khôi phục, truyền dạy..., góp phần tích cực vào việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh đã được các ngành, địa phương quan tâm thực hiện và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhiều dự án, đề án về bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phục dựng, khôi phục, truyền dạy..., góp phần tích cực vào việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Một tiết mục biểu diễn tại lễ hội bánh chưng – bánh dày đền Độc Cước, TP Sầm Sơn năm 2020.

Trên cơ sở thực hiện Kết luận số 82-KL/TU ngày 30-5-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2025; các kế hoạch, đề án về bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tỉnh Thanh Hóa, các ngành chức năng và địa phương đã xây dựng kế hoạch tập trung thực hiện việc truyền dạy, khôi phục các loại hình văn hóa truyền thống như: Ngữ văn dân gian (ca dao, tục ngữ, dân ca các vùng miền trong tỉnh); nghệ thuật trình diễn dân gian (dân ca, dân vũ Đông Anh, trò diễn Xuân Phả, múa hát Pồn Pôông...); lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống... Bên cạnh đó, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về văn hóa, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng xây dựng các dự án, đề án, tiến hành phục dựng, đồng thời tuyên truyền sâu rộng các lễ hội, trò diễn, dân ca, dân vũ như: Lễ hội Căm Mương dân tộc Thái (Bá Thước); Đề tài nghiên cứu bảo tồn phát huy giá trị văn hóa Cồng Chiêng của người Mường Thanh Hóa; Dự án phục dựng, bảo tồn và phát huy lễ hội Đình Thi – dân tộc Thổ; lễ hội Mường Xia; lễ hội Mường Khô... Nhìn chung, các lễ hội, trò diễn, dân ca, dân vũ sau khi được phục dựng, bảo tồn đã tạo môi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh, món ăn tinh thần ý nghĩa trong đời sống cộng đồng. Đến nay, Thanh Hóa có 9 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận. Song song với đó, nhiều địa phương trong tỉnh cũng đã mở các lớp truyền dạy, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về công tác bảo tồn văn hóa cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý văn hóa và cộng đồng dân cư. Tiêu biểu như các lớp truyền dạy trò Chiềng (Yên Định); trò diễn Xuân Phả (Thọ Xuân); múa đèn (Đông Anh, Đông Sơn); hò sông Mã (Hà Trung)...

Bên cạnh công tác bảo tồn, truyền dạy, các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng (VNQC) đã được các địa phương, cơ quan, đơn vị quan tâm. Theo đó, cùng với nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, các địa phương đã chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, VNQC. Đây được xem là một trong những nguồn lực quan trọng để duy trì và phát triển phong trào văn hóa, VNQC tại địa phương. Đến nay, một số phong trào văn hóa, VNQC được các ngành, địa phương tổ chức thường xuyên, thu hút đông đảo các đối tượng tham gia như: Liên hoan “Tiếng hát hoa phượng đỏ”; các cuộc liên hoan: “Thanh niên hát dân ca và ca khúc cách mạng”, “Tiếng hát người lao động”... Các câu lạc bộ (CLB) VNQC như: hát ca trù, chèo ở các huyện đồng bằng, ven biển, khua luống của người Thái một số huyện miền núi... Đặc biệt, hoạt động liên hoan văn hóa các dân tộc tỉnh Thanh Hóa được tổ chức hàng năm từ cấp huyện, cấp cụm đến cấp tỉnh đã thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc trong tỉnh tham gia. Thông qua các hoạt động văn hóa, VNQC đã phát hiện, ươm mầm, bồi dưỡng tài năng nghệ thuật và xây dựng môi trường văn hóa phong phú, lành mạnh trong đời sống Nhân dân. Đến nay, toàn tỉnh có trên 4.700 đội VNQC hoạt động thường xuyên ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Ở hầu hết các ngành, địa phương trong tỉnh, phong trào văn hóa, VNQC được tổ chức trong các dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm, sự kiện trọng đại đã thu hút sự tham gia của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp Nhân dân... Thông qua các hội thi, hội diễn tại cơ sở, đã lựa chọn được các gương mặt xuất sắc tham gia các hội thi, hội diễn cấp tỉnh và Trung ương tổ chức. Trong nhiều năm nay, các đội VNQC của Thanh Hóa đã tham gia hơn 30 hội thi, hội diễn, liên hoan nghệ thuật toàn quốc và khu vực, mang về nhiều thành tích cao, với 20 Huy chương Vàng, 30 Huy chương Bạc, 30 giải A, 35 giải B và 30 Bằng khen của các bộ, ngành Trung ương.

Có thể khẳng định, với việc chú trọng công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đã làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần trong các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, qua đó từng bước tạo dựng được môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Bài và ảnh: Duy Sơn


Bài Và Ảnh: Duy Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]