(Baothanhhoa.vn) - Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có trên 1 triệu cư dân sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có trên 600.000 người, chủ yếu là các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lễ hội rước nước hang Bàn Bù của đồng bào dân tộc Mường ở huyện Ngọc Lặc mới được khôi phục.

Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có trên 1 triệu cư dân sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có trên 600.000 người, chủ yếu là các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú.

Những năm qua, ngoài nhiệm vụ lãnh đạo Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, tỉnh ta đã có nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Theo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, có 12 dự án bảo tồn văn hóa các DTTS được triển khai trên địa bàn tỉnh. Trong đó có các dự án: Bảo tồn làng Mường truyền thống tại làng Lương Ngọc, xã Cẩm Ngọc; lễ tục làm vía kéo Xi - dân tộc Mường (Cẩm Thủy); lễ hội Xên Cung của đồng bào Khơ Mú (Mường Lát); kiểm kê khoa học Mo Mường Thanh Hóa; bảo tồn hát ru dân tộc Mường Thanh Hóa; bảo tồn hát Khặp của người Thái... Đặc biệt, từ năm 2011 tỉnh ta đã có nhiều chính sách và cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện cho các địa phương sưu tầm, lưu giữ truyền dạy tiếng dân tộc. Đến nay, đã sưu tầm, bảo tồn tiếng Thái và chữ Thái; sưu tầm, biên soạn, xuất bản Từ điển song ngữ Việt - Mường, Việt - Thái; mở lớp dạy chữ Thái, Dao trên địa bàn các huyện miền núi. Nhiều lễ hội được khôi phục, gìn giữ và phát huy, như các lễ hội Mường Xia (Quan Sơn); Lễ hội Mường Ca Da (Quan Hóa), lễ hội Mường Khô, Căm Mương (Bá Thước); Lễ hội Đình Thi (Như Xuân); lễ hội sết Boọc Mạy (Như Thanh)... các lễ hội sau khi được phục dựng đã duy trì và phát huy tốt, góp phần tạo môi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh cho đồng bào các DTTS. Bên cạnh đó, tỉnh cũng chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, gắn với hoạt động văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Trong đó, chú trọng bảo tồn các loại hình văn hóa phi vật thể, có chính sách, chế độ cho các nghệ nhân, cá nhân, gia đình có công bảo tồn, gìn giữ tài sản văn hóa dân tộc; tổ chức nghiên cứu, khôi phục tiếng nói, chữ viết, các làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống; xây dựng các đội văn nghệ truyền thống, nhân rộng các mô hình điểm và tiến tới hướng dẫn con em các dân tộc biết sử dụng các nhạc cụ cổ truyền dân tộc. Đến nay, nhiều trò chơi, trò diễn truyền thống được khôi phục và gìn giữ, như: ném còn, nhảy sạp, khua luống, tó má lẹ của đồng bào dân tộc Thái; bắn nỏ, đánh đu, đánh cồng chiêng của đồng bào Mường; ném pao, đánh cù, thổi khèn của dân tộc Mông...

Việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xóa bỏ tập tục lạc hậu trong đồng bào DTTS đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần, khích lệ người dân thi đua phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Khánh Linh


Khánh Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]