(Baothanhhoa.vn) - Nhằm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên, các cơ quan, đơn vị và cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều chương trình tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên (HSSV) hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp. Từ đó, góp phần nâng cao năng lực của các cơ sở GDNN trong đào tạo, bồi dưỡng; đồng thời, trang bị kiến thức, kỹ năng tự tin, chủ động, sáng tạo trong khởi nghiệp, tìm việc làm và tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp cho HSSV.

Tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Nhằm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên, các cơ quan, đơn vị và cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều chương trình tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên (HSSV) hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp. Từ đó, góp phần nâng cao năng lực của các cơ sở GDNN trong đào tạo, bồi dưỡng; đồng thời, trang bị kiến thức, kỹ năng tự tin, chủ động, sáng tạo trong khởi nghiệp, tìm việc làm và tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp cho HSSV.

Tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp tại cơ sở giáo dục nghề nghiệpSàn giao dịch việc làm tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa thu hút hàng ngàn HSSV tham gia tìm hiểu về nhu cầu việc làm.

Từ định hướng nghề nghiệp

Xác định việc học phải gắn với định hướng nghề nghiệp nên ngay khi học sinh vào lớp 10, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Nông Cống đã tổ chức cho học sinh đăng ký học nghề theo nhu cầu, đáp ứng năng lực và nguyện vọng của từng học sinh. Bên cạnh các tiết giáo dục hướng nghiệp theo chương trình, trung tâm thường xuyên tổ chức hoạt động ngoại khóa mời chuyên gia tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Từ đó, giúp các em định hướng được nghề nghiệp, nắm bắt được cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp lớp 12 có thể chọn được nghề phù hợp.

Hiện nay, việc định hướng từ sớm cho học sinh lớp 9 là việc làm cần thiết. Bởi ở độ tuổi này các em đã có những suy nghĩ và mong muốn về một ngành nghề cũng như công việc mơ ước của bản thân. Nắm bắt được điều này, tháng 5/2024 Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa đã có buổi hoạt động tư vấn, định hướng nghề cho học sinh lớp 9 tại các trường THCS trên địa bàn TP Thanh Hóa. Qua đó cung cấp thông tin, giúp giáo viên, học sinh và phụ huynh tiếp cận và tìm hiểu sâu hơn về môi trường học tập cũng như các ngành nghề đang được yêu thích, tầm quan trọng của việc học đi đôi với thực hành. Từ đó sẽ có định hướng về nghề nghiệp cũng như lựa chọn khối học phù hợp trong những năm học tiếp theo.

Bên cạnh đó, nhằm tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm trong và ngoài nước cho HSSV, Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa thường xuyên phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức sàn giao dịch việc làm, đã thu hút hàng ngàn lượt HSSV tham gia tìm hiểu về nhu cầu việc làm. Tại đây, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã cung cấp thông tin về hoạt động, kế hoạch phát triển của đơn vị, thông tin về nhu cầu tuyển dụng vị trí việc làm, yêu cầu về trình độ nghề nghiệp, thị trường lao động trong nước và ngoài nước... Các doanh nghiệp cũng đã trực tiếp phỏng vấn, tuyển dụng lao động, làm hồ sơ đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài; tư vấn phù hợp với nhu cầu của học sinh, sinh viên để định hướng nghề nghiệp, tuyển sinh đào tạo nghề. Sàn giao dịch việc làm được tổ chức là dịp kết nối, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhà trường nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đào tạo gắn với giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, du học và định hướng nghề nghiệp cho HSSV, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ngay sau khi được thành lập và đi vào hoạt động (tháng 11/2012), Trung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh niên tỉnh Thanh Hóa luôn bám sát các chủ trương của tỉnh, xây dựng chương trình, kế hoạch cho cả giai đoạn và từng năm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong đó, xác định giải pháp quan trọng là đa dạng các hình thức về truyền thông, cách thức tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho thanh niên. Theo đó, từ khi thành lập đến nay, trung tâm đã tổ chức hàng trăm buổi tư vấn, hướng nghiệp cho khoảng 400.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), học sinh; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho hơn 18.000 ĐVTN, học sinh khu vực các huyện miền núi và vùng kinh tế đặc biệt khó khăn; tư vấn về xuất khẩu lao động cho hơn 10.000 lượt ĐVTN... Thông qua hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, ĐVTN, người lao động được tiếp nhận và trao đổi thông tin cần thiết, bổ ích về cơ hội nghề nghiệp, quy trình, điều kiện tuyển dụng của các doanh nghiệp. Từ đó, giúp họ có cái nhìn thực tế và chuẩn bị cần thiết về nghề nghiệp trước khi tham gia thị trường lao động.

Đến kết quả đạt được

Để tạo điều kiện cho HSSV được tư vấn định hướng nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp, các sở, ban, ngành, cơ sở GDNN đã tổ chức nhiều hoạt động có liên quan đến công tác giáo dục hướng nghiệp, hỗ trợ HSSV khởi nghiệp, giúp HSSV chọn đúng ngành, nghề, có hướng đi phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu lao động xã hội, nhằm khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Đồng thời, hỗ trợ HSSV phát hiện khả năng của bản thân để định hướng học tập, phát triển chuyên môn, nghề nghiệp, việc làm phù hợp với năng lực, sở thích, sở trường, sức khỏe. Theo đó, từ năm 2023 đến nay Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã ban hành công văn phối hợp tổ chức 25 hội nghị truyền thông hướng nghiệp cho hơn 12 nghìn HSSV các trường THPT, trung tâm GDNN-GDTX thuộc các huyện: Cẩm Thủy, Lang Chánh, Như Thanh, Nông Cống, Hậu Lộc, Quảng Xương.

Tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp tại cơ sở giáo dục nghề nghiệpTrung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh niên tỉnh Thanh Hóa tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh, xuất khẩu lao động cho đoàn viên thanh niên và học sinh trên địa bàn huyện Quan Hóa.

Cùng với đó, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 11/7/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 tỉnh Thanh Hóa; Kế hoạch số 236/KH-UBND ngày 3/10/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc “Triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp” trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; đồng thời, giao cho Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên Thanh Hóa tổ chức 10 hội nghị tuyên truyền về tư vấn học nghề, việc làm cho hơn 3.550 ĐVTN tại các huyện Ngọc Lặc, Quan Sơn, Bỉm Sơn, Lang Chánh, Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy, Yên Định, Quan Hóa, Mường Lát, Như Xuân. Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn đã đăng tin trên website Tỉnh đoàn Thanh Hóa nhằm tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về chính sách, chương trình hỗ trợ HSSV; tăng cường các hoạt động về lập thân, lập nghiệp và khởi nghiệp cho HSSV trên địa bàn tỉnh bằng các hình thức đa dạng, phù hợp; đẩy mạnh truyền thông và nhân rộng các mô hình khởi nghiệp thành công và làm kinh tế giỏi để nâng cao nhận thức về nghề nghiệp, khởi nghiệp.

Ngoài các hoạt động hướng nghiệp, công tác tư vấn việc làm được các cơ sở GDNN đặc biệt quan tâm; các cơ sở GDNN đã xây dựng nội dung tư vấn tập trung phát triển nghề nghiệp, việc làm cho HSSV; cung cấp các cơ sở dữ liệu thông tin việc làm, tuyển dụng, yêu cầu về kỹ năng, thái độ của các nhóm nghề nghiệp, việc làm; thông tin về nhu cầu thị trường lao động liên quan đến ngành đào tạo. Hướng dẫn HSSV khai thác cơ sở dữ liệu thông tin tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động, thông tin về nhu cầu thị trường lao động. Đào tạo, bồi dưỡng giúp HSSV rèn luyện, phát triển các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội, quản lý cảm xúc và các kỹ năng về nghề nghiệp, việc làm; hỗ trợ HSSV trải nghiệm, làm quen với công việc thực tế 3 tại đơn vị đối tác; hướng dẫn HSSV tham gia việc làm thêm phù hợp với thời gian học tập và theo quy định của nhà trường. Theo đó, năm học 2023-2024, các trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh đã tổ chức ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm cho HSSV và được các doanh nghiệp tiếp nhận đến thực tập trải nghiệm.

Tính trung bình, hàng năm tỷ lệ HSSV tốt nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt khoảng 85%. Mức lương khởi điểm bình quân của sinh viên cao đẳng sau khi tốt nghiệp đạt từ 8-10 triệu đồng/tháng, học sinh trung cấp sau khi tốt nghiệp đạt từ 7-9 triệu đồng/tháng. Một số ngành nghề có mức lương khá cao, có những nghề sinh viên tốt nghiệp ra trường có mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng. Các trường liên hệ, tiếp nhận thông tin tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp đăng trên website của nhà trường hoặc thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm về nhu cầu của thị trường lao động cho HSSV; lập danh sách và giới thiệu HSSV đến doanh nghiệp phù hợp; tư vấn giới thiệu việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp...

Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp (Sở LĐ-TB&XH) Trịnh Thị Minh Hường cho biết: Nhằm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp cho HSSV, Sở đã chỉ đạo các cơ sở GDNN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các trường THCS, THPT và các cấp, ngành liên quan để tuyên truyền, tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho HSSV góp phần tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, chuyển dịch cơ cấu lao động theo yêu cầu thị trường và sự phát triển của tỉnh. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền cho HSSV vị trí, vai trò công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ HSSV các cơ sở GDNN khởi nghiệp, cơ hội việc làm thuận lợi, có thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]