(Baothanhhoa.vn) - Theo Ban Tổ chức Trung ương, từ 1/7-15/8, các tỉnh uỷ, thành uỷ triển khai quyết định về chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư... đảng ủy cấp xã.

Trước ngày 15/8, chỉ định bí thư đảng ủy cấp xã sau sáp nhập

Theo Ban Tổ chức Trung ương, từ 1/7-15/8, các tỉnh uỷ, thành uỷ triển khai quyết định về chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư... đảng ủy cấp xã.

Trước ngày 15/8, chỉ định bí thư đảng ủy cấp xã sau sáp nhập

Quang cảnh một hội nghị của Ban Chấp hành Đảng bộ phường Phương Liệt (quận Thanh Xuân, Hà Nội).

Nội dung trên được đề cập tại Hướng dẫn số 31 của Ban Tổ chức Trung ương về việc thành lập tổ chức đảng tương ứng các đơn vị hành chính ở địa phương và sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp tỉnh, cấp xã.

Tăng cường cán bộ lãnh đạo cấp ban, sở, ngành của tỉnh về xã

Với việc thành lập đảng bộ xã, phường, đặc khu (cấp xã mới) sau sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Ban Tổ chức Trung ương yêu cầu ban thường vụ tỉnh, thành ủy trực thuộc Trung ương hiện nay chỉ đạo xây dựng đề án kết thúc hoạt động của đảng bộ cấp huyện, đảng bộ cấp xã cũ; thành lập đảng bộ cấp xã mới. Thời gian hoàn thành đồng bộ với việc hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, trước ngày 15/5.

Ban Tổ chức Trung ương lưu ý thời điểm kết thúc hoạt động của các đảng bộ cũ phải đồng bộ với thời điểm thành lập và hoạt động của các đảng bộ cấp xã mới. Nội dung của đề án cần bám sát Điều lệ Đảng, các quan điểm, nguyên tắc, chỉ đạo của Trung ương, rõ về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, cơ quan tham mưu giúp việc, các tổ chức đảng, đơn vị sự nghiệp trực thuộc (nếu có)... Quy trình thực hiện xây dựng đề án bảo đảm nguyên tắc, quy định.

Theo Ban Tổ chức Trung ương, sau khi phê duyệt đề án, các tỉnh ủy, thành ủy triển khai và hoàn thành 3 nội dung đồng bộ với việc hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã (từ 1/7 - 15/8).

Một là triển khai các quyết định của tỉnh ủy, thành ủy về việc thành lập đảng bộ cấp xã, chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra đảng ủy cấp xã nhiệm kỳ 2025-2030.

Hai là trên cơ sở đề án được phê duyệt và quyết định của cấp có thẩm quyền, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp ủy cấp xã theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện việc thành lập cơ quan tham mưu, giúp việc và đơn vị sự nghiệp của cấp ủy cấp xã.

Theo đó, Đảng ủy xã, phường được lập 3 cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, gồm: Văn phòng, ban xây dựng đảng, cơ quan ủy ban kiểm tra đảng ủy.

Đảng ủy xã, phường nơi có trụ sở trung tâm chính trị cấp huyện hiện nay được lập thêm trung tâm chính trị là đơn vị sự nghiệp của đảng ủy.

Đảng ủy đặc khu là đảng ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng được lập tối đa 4 cơ quan tham mưu, giúp việc, gồm: văn phòng, ban tổ chức, ban tuyên giáo và dân vận, cơ quan ủy ban kiểm tra, trung tâm chính trị là đơn vị sự nghiệp của đảng ủy.

Ba là các tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo và bố trí, phân công cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức và biên chế của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy cấp xã theo hướng cơ bản bố trí cán bộ, công chức, viên chức, biên chế cấp huyện, cấp xã hiện nay về cấp xã và tăng cường một số cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp ban, sở, ngành cấp tỉnh về cấp xã (nếu cần).

Trên cơ sở chỉ đạo của tỉnh ủy, thành ủy và chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cấp ủy cấp xã và cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy cấp xã, đảng ủy cấp xã tiếp nhận, phân công, bố trí cán bộ, công chức, viên chức và biên chế về cấp xã theo quy định. Thời gian hoàn thành đồng bộ với việc hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, trước ngày 1/7.

Đảng ủy cấp xã có khoảng 15-17 biên chế

Về biên chế cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của đảng ủy cấp xã (mới), Ban Tổ chức Trung ương định hướng khoảng 15-17 biên chế, ở những nơi có trung tâm chính trị bố trí không quá 20 biên chế.

Trước mắt có thể bố trí biên chế nhiều hơn (bao gồm cán bộ công tác Đảng của huyện, xã hiện có và một số cán bộ, công chức cấp tỉnh). Sau khi hoàn thiện vị trí việc làm, tối đa sau thời gian 5 năm phải thực hiện đúng theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Đối với những đơn vị hành chính cấp xã giữ nguyên không sáp nhập, Ban Tổ chức Trung ương yêu cầu cơ quan lãnh đạo thực hiện theo Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị; bố trí biên chế cán bộ cơ quan tham mưu giúp việc phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế, bảo đảm cân đối chung trong hệ thống chính trị cùng cấp.

Đối với các chức danh lãnh đạo Đảng ủy cấp xã cần xem xét, bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu công việc chung là chính. Đồng thời theo thứ tự: Thường trực, ủy viên ban thường vụ, phó chủ tịch HĐND, phó chủ tịch UBND, cấp ủy viên cấp huyện hiện nay...; tăng cường một số cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp ban, ngành, sở cấp tỉnh (nếu cần).

Đối với đơn vị hành chính cấp xã có điều chỉnh địa giới, ngoài các nội dung nêu trên, Ban Tổ chức Trung ương yêu cầu ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển giao, tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên giữa các đảng bộ cấp xã theo hướng dẫn của Ban Bí thư.

Các đơn vị cáo Ban Tổ chức Trung ương kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ, công chức cấp xã trước ngày 15/8.

VTC News


VTC News

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]