Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine dưới những góc nhìn
Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump được cho là đã thông báo cho cả Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Nga Vladimir Putin về ý định đàm phán để kết thúc chiến tranh khi ông trở lại Nhà Trắng.
Ảnh: Getty/AFP.
Donald Trump đã sử dụng sức mạnh của Hoa Kỳ như một động lực cho cả hai bên, đe dọa sẽ rút các nguồn lực quan trọng của Hoa Kỳ khỏi Ukraine nếu Zelensky từ chối đàm phán, ngược lại sẽ tăng đáng kể các nguồn lực này nếu Putin từ chối.
Tháng 2/2025 sẽ đánh dấu 3 năm cuộc chiến Nga - Ukraine nổ ra, cuộc chiến mà nhiều nước phương Tây coi là hành động xâm lược của Nga, nhưng Putin cho rằng là cần thiết cho an ninh của đất nước trước sự mở rộng của NATO.
Fabrice Pothier, Tổng giám đốc điều hành Rasmussen Global, Cựu giám đốc hoạch định chính sách của NATO cho rằng để chấm dứt chiến tranh, một thỏa thuận hòa bình phải công bằng. Một thỏa thuận công bằng đòi hỏi sự đảm bảo an ninh mạnh mẽ cho Ukraine, được Hoa Kỳ hậu thuẫn. Việc gia nhập NATO là sự bảo đảm an ninh tối thượng, nhưng điều quan trọng là các đồng minh NATO ở châu Âu phải chứng minh với Trump rằng họ sẵn sàng gánh chịu phần lớn những bảo đảm này.
Nếu châu Âu và Ukraine cam kết chịu 70% chi phí cho an ninh tương lai của Ukraine, và nếu châu Âu cam kết dẫn đầu việc thực thi hòa bình sau chiến tranh, sẽ có một khuôn khổ thỏa thuận có thể có lợi cho Trump, Ukraine và châu Âu.
Trong khi đó, Stephen M. Walt và Renee Belfer, các giáo sư về Quan hệ quốc tế, Trường Harvard Kennedy cho biết có thể có thỏa thuận về một lệnh ngừng bắn nào đó, nhưng không phải là thỏa thuận giải quyết tất cả các vấn đề còn tồn tại, bao gồm mối quan hệ an ninh của Ukraine với phương Tây, cáo buộc tội ác chiến tranh, biên giới cố định, quỹ tái thiết... Ngoài ra còn có vấn đề về cấu trúc an ninh tương lai của châu Âu, một chủ đề vô cùng phức tạp, đòi hỏi phải có sự đồng thuận đa phương rộng rãi và không thể đàm phán trong vòng 12 tháng.
Vladimir Milov, cựu Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga nhấn mạnh, có thể có một thỏa thuận hòa bình Nga-Ukraine vào năm 2025 do một số yếu tố như áp lực từ chính quyền Trump, tình trạng cạn kiệt tài nguyên nghiêm trọng ở cả hai bên trong cuộc chiến, nhưng bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào cũng có khả năng mong manh và dễ sụp đổ trong tương lai, tương tự như các thỏa thuận Minsk trước đây.
Dưới góc nhìn của Kori Schake, nghiên cứu viên cao cấp và Giám đốc Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng, Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, thỏa thuận hòa bình duy nhất có khả năng đạt được vào năm 2025 sẽ là một thỏa thuận thảm khốc do sự chấm dứt hỗ trợ của Hoa Kỳ và phương Tây cho Ukraine, bởi Nga khó có thể nhượng bộ lãnh thổ mà họ đang chiếm giữ khi đang thành công trên chiến trường.
Khả năng thay đổi duy nhất có thể xảy ra là chính quyền Trump trừng phạt dầu mỏ của Nga, khiến việc tiếp tục theo đuổi cuộc chiến trở nên quá tốn kém đối với Nga.
Trong khi đó, Charles Kupchan, thành viên cấp cao tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR) và là giáo sư về các vấn đề quốc tế tại Đại học Georgetown Hoa Kỳ cho rằng một lệnh ngừng bắn vào năm 2025 có nhiều khả năng xảy ra, nhưng một thỏa thuận hòa bình chính thức thì khá khó xảy ra. Nga và Ukraine có thể đồng ý hạ nhiệt và biến tiền tuyến hiện tại thành một dạng biên giới. Nhưng thỏa thuận về các vấn đề rộng hơn, như sự liên kết địa chính trị của Ukraine và tình trạng lãnh thổ Ukraine do Nga chiếm đóng, sẽ nằm ngoài tầm với của một thỏa thuận hòa bình.
Kết quả sẽ là một cuộc xung đột đóng băng hơn là một nền hòa bình lâu dài, giống với tình hình trên bán đảo Triều Tiên hiện nay.
Theo Kateryna Stepanenko, nhà phân tích về Nga tại Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW), không có khả năng cho bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào giữa Ukraine và Nga vào năm 2025 vì Điện Kremlin vẫn cam kết thực hiện mục tiêu ban đầu. Điện Kremlin cũng yêu cầu Ukraine nhượng bộ các vùng lãnh thổ mà Nga chiếm giữ. Điện Kremlin đang đóng khung những yêu cầu tối đa như là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào và sẽ không lùi bước trước những yêu cầu này. Điện Kremlin sử dụng những yêu cầu kiên định này như một công cụ để thuyết phục Hoa Kỳ và phương Tây từ bỏ sự hỗ trợ cho Ukraine.
Anne-Marie Slaughter, Tổng giám đốc điều hành New America, cựu Giám đốc hoạch định chính sách, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đồng quan điểm khi cho rằng rất khó có khả năng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận hòa bình vào năm 2025, nhưng có thể đạt được lệnh ngừng bắn. Lệnh ngừng bắn sẽ mang lại cho Nga thời gian nghỉ ngơi cần thiết, Zelensky có cơ hội đánh giá bối cảnh chính trị đã thay đổi ở Hoa Kỳ và châu Âu trong khi tái vũ trang.
Jamie Shea, nghiên cứu viên tại Chương trình An ninh quốc tế Chatham House cho biết sẽ có lệnh ngừng bắn giữa Nga và Ukraine vào năm 2025, nhưng liệu có thể đạt được một thỏa thuận hòa bình toàn diện để chấm dứt chiến tranh hay không vẫn còn là điều chưa chắc chắn. Ukraine rõ ràng đã kiệt sức và đang gặp khó khăn trong việc tuyển quân mới, cũng như ngăn chặn các bước tiến của Nga vào khu vực Donetsk. Vì vậy, nước này quan tâm đến lệnh ngừng bắn và đàm phán hòa bình ngay bây giờ trước khi mất thêm lãnh thổ vào tay Nga, nơi mà Putin chắc chắn sẽ từ chối trả lại ngay cả khi có một thỏa thuận hòa bình lâu dài.
Hoa Kỳ và một số nước châu Âu cũng sẽ yêu cầu Zelensky đàm phán. Nhưng một nền hòa bình thực sự có vẻ khó có thể xảy ra vào năm 2025 khi Ukraine đang yêu cầu đảm bảo an ninh dưới hình thức tư cách thành viên NATO hoặc lực lượng gìn giữ hòa bình nước ngoài trên lãnh thổ của mình, điều mà phương Tây sẽ khó chấp thuận, cùng với viện trợ tái thiết và nhiều chi tiết về việc hồi hương người tị nạn, chuyển giao tù binh chiến tranh, quá cảnh Biển Đen và các khu phi quân sự, đây là những điều sẽ khó khăn và tốn thời gian để đàm phán.
Vì vậy, rất nhiều khả năng xung đột sẽ ở trạng thái đóng băng, khiến số phận của Ukraine trở nên bấp bênh. Một câu hỏi lớn đối với NATO và EU là làm thế nào để ngăn chặn bước tiến tiếp theo của Nga và đưa những gì còn lại của một nhà nước Ukraine có chủ quyền vào cấu trúc của họ trong khi vẫn ổn định mối quan hệ với Moscow và tránh một cuộc chiến tranh toàn châu Âu.
TD
{name} - {time}
-
2025-01-01 21:32:00
Nhật Bản: Một năm sau trận động đất Noto, quá trình tái thiết vẫn chậm
-
2024-12-31 16:41:00
Tại sao Nga bác bỏ kế hoạch hòa bình Ukraine của Donald Trump?
-
2024-12-30 14:57:00
Trung Đông sẽ tiếp tục bất ổn trong năm 2025?
Quân đội Ukraine mất tinh thần vì nguy cơ thất bại ngày càng tăng ở Kursk
Sức mạnh từ nỗi sợ hãi
So sánh kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga và Hoa Kỳ
Sẽ lại có những kỷ lục mới về mức chi tiêu quốc phòng của NATO?
5 kịch bản cho cuộc chiến Nga - Ukraine trong năm 2025
Hệ lụy khó lường của cuộc khủng hoảng chính trị ở Hàn Quốc
Xung đột Nga - Ukraine: 4 khu vực sẽ nằm trong quyền kiểm soát hoàn toàn của Moscow vào năm 2025
Trần nợ công vẫn là vấn đề gây chia rẽ trong chính trường Mỹ
Cuộc xung đột Nga - Ukraine 2024: Còn dai dẳng, quyết liệt và khó lường