Triển khai ứng phó khẩn cấp bão số 3 đối với lĩnh vực giao thông, xây dựng
Ngày 6/9/2024, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công văn số 13031/UBND-CN về việc triển khai ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024 đối với lĩnh vực giao thông, xây dựng.
Cây xanh bị gãy đổ trên Đại lộ Lê Lợi trong buổi sáng 6/9 đã ảnh hưởng đến việc lưu thông của các phương tiện.
Công điện gửi các sở: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Thông tin và Truyền thông; Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Công an tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Khu Quản lý Đường bộ II; Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa; Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực V; Cảng vụ Hàng không Thọ Xuân; Cảng Hàng không Thọ Xuân; Đài Thông tin Duyên hải Thanh Hóa; Công ty Cổ phần Đường sắt Thanh Hóa; Công ty CP Đường sắt Hà Ninh và Chi nhánh KTĐS Hà Thanh; Công ty Điện lực Thanh Hóa; Truyền tải Điện Thanh Hóa.
Theo đó, triển khai các Công điện: số 17/CĐ-UBND ngày 3/9/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh, số 01/CĐ-BXD ngày 4/9/2024 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về ứng phó khẩn cấp cơn bão số 3 năm 2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm có ý kiến chỉ đạo như sau:
Yêu cầu các đơn vị nêu trên và các đơn vị liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, khẩn trương tổ chức triển khai đảm bảo quy định, kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh những nội dung vượt thẩm quyền, trong đó tập trung các nhiệm vụ sau:
I. Lĩnh vực Giao thông vận tải
1. Sở Giao thông vận tải
- Chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ tăng cường công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ; kiểm tra, rà soát các công trình thoát nước, các điểm có nguy cơ gây cản trở thoát lũ, ngập lụt các khu dân cư làm ách tắc giao thông, các vị trí xung yếu, có nguy cơ sạt lở tiếp do các đợt mưa lũ vừa qua và thực hiện các giải pháp gia cố, khắc phục hoặc có giải pháp khi cần có thể phân luồng, điều tiết đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt; rà soát, chuẩn bị đầy đủ vật tư (rọ thép, đá hộc, đá dăm,...), máy móc thiết bị, nguồn lực dự phòng và bố trí, tập kết ở những vị trí xung yếu, có nguy cơ xảy ra sạt lở gây tắc đường để sẵn sàng ứng cứu khi có lệnh điều động;
- Chỉ đạo các đơn vị Quản lý đường thủy nội địa rà soát các phương tiện phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) như tàu, thuyền, ca nô, phao, cọc neo, trụ neo và phao neo,... đảm bảo sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xảy ra; tổ chức điều tiết hướng dẫn đảm bảo giao thông, chống va trôi cho các cầu trong và sau bão, lũ ở những vị trí trọng yếu trên các tuyến đường thủy nội địa; phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS địa phương và các đơn vị liên quan trong việc hướng dẫn nơi neo đậu, tránh trú an toàn và có các biện pháp đảm bảo an toàn về người, phương tiện hoạt động vận tải, phương tiện thủy nội địa khi có tình huống xảy ra.
- Chủ động huy động lực lượng, phương tiện, vật tư khẩn trương khắc phục hậu quả mưa, lũ, không để xảy ra ách tắc, mất an toàn giao thông, đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến đường được giao quản lý; phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS địa phương và các đơn vị liên quan trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, đặc biệt là tại các vị trí xung yếu, khu vực miền núi thường xuyên xảy ra sạt lở, ách tắc giao thông khi xảy ra mưa, lũ;
- Chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng của địa phương tổ chức trực, phân luồng giao thông, cử người canh gác, cắm phao tiêu, rào chắn, báo hiệu ở những vị trí bị ngập nước, ngầm tràn, đoạn đường bị sạt lở, ách tắc...; kiên quyết không cho phép người và phương tiện đi qua những vị trí này, nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông cho người, phương tiện trên các tuyến đường được giao quản lý.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các Sở, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan trong công tác PCTT và TKCN theo Phương án đã được phê duyệt, Biên bản Hiệp đồng sử dụng lực lượng, phương tiện đã ký với Bộ Chỉ hu yQuân sự tỉnh khi có tình huống xảy ra.
2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan bố trí lực lượng, phương tiện tham gia xử lý để đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến đường (theo phương án hiệp đồng); trường hợp nước lũ gây ngập, ách tắc giao thông phải có phương án hỗ trợ, điều động phương tiện để đảm bảo giao thông, tham gia công tác cứu nạn cứu hộ, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền huy động các phương tiện đặc chủng, cầu phà dã chiến,...
3. Công an tỉnh chủ động phối hợp, chuẩn bị lực lượng, phương tiện phân luồng giao thông trên các tuyến đường, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Công Thương tăng cường kiểm tra, kịp thời chỉ đạo các đơn vị quản lý vận hành thủy điện trên địa bàn tỉnh phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan theo dõi sát tình hình mực nước sông dâng nhanh để có phương án điều tiết, xả lũ phù hợp; sẵn sàng triển khai công tác PCTT và TKCN của đơn vị và phối hợp đảm bảo giao thông, xử lý sự cố do xả lũ đối với các tuyến đường; có phương án điều tiết, đảm bảo cung ứng kịp thời (xăng dầu, điện, ...) cho các khu vực bị chia cắt dài ngày do ảnh hưởng của thiên tai gây ra.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực các sông trong quá trình thực hiện lệnh vận hành hồ chứa của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS tỉnh.
6. Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN
- Tăng cường công tác quản lý, bảo trì các tuyến đường bộ thuộc phạm vi quản lý; kiểm tra, rà soát các công trình thoát nước, các điểm có nguy cơ gây cản trở thoát lũ, ngập lụt các khu dân cư làm ách tắc giao thông, các vị trí xung yếu, có nguy cơ sạt lở trên các tuyến đường, để chủ động bố trí sẵn sàng lực lượng, phương tiện kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả mưa, lũ trên các tuyến đường.
- Chủ động, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức trực, hướng dẫn phân luồng giao thông, cử người canh gác, rào chắn, báo hiệu ở những vị tríđường bị ngập nước sâu, ngầm tràn, đoạn đường bị đứt, sạt lở... nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông trên các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý;
- Chủ động huy động lực lượng, phương tiện, vật tư khẩn trương khắc phục hậu quả mưa, lũ, không để xảy ra ách tắc, mất an toàn giao thông, đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, vật tư, hậu cần theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện - vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ) để đảm bảo tốt công tác phòng chống thiên tai, đảm bảo giao thông và tìm kiếm cứu nạn, kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo giao thông thông suốt.
- Tăng cường công tác quản lý, bảo trì các tuyến đường bộ thuộc phạm vi quản lý; kiểm tra, rà soát các công trình thoát nước, các điểm có nguy cơ gây cảntrở thoát lũ, ngập lụt các khu dân cư làm ách tắc giao thông, các vị trí xung yếu,có nguy cơ sạt lở trên các tuyến đường, để chủ động bố trí sẵn sàng lực lượng, phương tiện kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả mưa, lũ trên địa bàn; đồng thời kiên quyết di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.
- Chỉ đạo các lực lượng chức năng, đơn vị quản lý trực tiếp các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý, các dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn rà soát, hoàn thiện, xây dựng phương án phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và triển khai các giải pháp để đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn cho người, các phương tiện tham gia giao thông khi có tình huống xảy ra.
- Triển khai công tác ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả theo phương châm bốn tại chỗ; chủ động, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức trực, hướng dẫn phân luồng giao thông, cử người canh gác, rào chắn, báo hiệu ở những vị trí đường bị ngập nước sâu, ngầm tràn, đoạn đường bị đứt, sạt lở... nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông trên các tuyến đường, đặc biệt là trên các trục giao thông chính.
- Phối hợp chặt chẽ với với Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan trong việc xử lý khắc phục thiên tai; bố trí mặt bằng, vị trí đổ đất đá sạt lở để kịp thời khắc phục, xử lý các vị trí sạt trượt, tắc đường do thiên tai gây ra, đảm bảo thông xe trong thời gian sớm nhất.
8. Đề nghị Khu Quản lý Đường bộ II
- Tăng cường công tác quản lý, bảo trì các tuyến quốc lộ thuộc phạm vi quản lý qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa; kiểm tra, rà soát các công trình thoát nước, các điểm có nguy cơ gây cản trở thoát lũ, ngập lụt các khu dân cư làm ách tắc giao thông, các vị trí xung yếu, có nguy cơ sạt lở trên các tuyến đường để chủ động bố trí sẵn sàng lực lượng, phương tiện kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả mưa, lũ trên các tuyến đường.
- Chủ động, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức trực, hướng dẫn phân luồng giao thông, cử người canh gác, rào chắn, báo hiệu ở những vị trí đường bị ngập nước sâu, ngầm tràn, đoạn đường sạt lở, ách tắc giao thông... nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông trên các tuyến quốc lộ thuộc phạm vi quản lý.
- Chủ động huy động lực lượng, phương tiện, vật tư khẩn trương khắc phục hậu quả mưa, lũ, không để xảy ra ách tắc, mất an toàn giao thông, đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến quốc lộ thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh.
9. Đề nghị Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa rà soát, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền còn hoạt động trên biển không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm, về nơi tránh trú an toàn; phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS địa phương trong việc tổ chức, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền an toàn và có các biện pháp đảm bảo an toàn về người, phương tiện khi có tình huống xảy ra; duy trì lực lượng, phương tiện chuyên dụng tìm kiếm cứu nạn, chốt ở các vị trí dự kiến có khả năng bị ảnh hưởng lớn nhất và sẵn sàng tham gia ứng cứu khi có yêu cầu.
10. Đề nghị Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực V Thanh Hóa đôn đốc các đơn vị Quản lý đường thủy nội địa rà soát phương tiện phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đảm bảo sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xảy ra; chỉ đạo các đơn vị tổ chức điều tiết hướng dẫn đảm bảo giao thông, chống va trôi cho các cầu trong và sau bão, lũ ở những vị trí trọng yếu; phối hợp với chính quyền địa phương trong việc hướng dẫn nơi neo đậu, tránh trú an toàn cho các phương tiện thủy nội địa trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia.
11. Đề nghị Đài Thông tin Duyên hải Thanh Hóa tăng cường thời lượng phát sóng thông báo, cảnh báo thông tin về bão; hướng dẫn, kêu gọi tàu thuyền di chuyển không đi vào hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm về nơi tránh trú an toàn.
12. Đề nghị Công ty CP Đường sắt Thanh Hóa, Công ty CP Đường sắt Hà Ninh và Chi nhánh KTĐS Hà Thanh thực hiện nghiêm ngặt chế độ tuần tra, trực gác các công trình, vị trí xung yếu, khu vực trọng điểm như: cầu, đường yếu, dễ bị ngập nước, khu vực hay xảy ra lũ quét, các đoạn đường đèo dốc, đá rơi, đất sụt, các khu vực đường sắt ở phía hạ lưu đê, đập thủy lợi; chủ động tập trung vật tư, thiết bị và nhân lực khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra và đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để điều chỉnh phương án chạy tàu, chuyển tải hành khách trong trường hợp đường sắt bị sự cố do mưa lũ gây ra.
13. Đề nghị Cảng vụ Hàng không Thọ Xuân, Cảng Hàng không Thọ Xuân rà soát, kiểm tra công tác phòng chống bão, lũ tại sân bay, nhà ga, hệ thống thông tin tín hiệu, công tác điều hành, chỉ huy... để có phương án bảo đảm an toàn và hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra; theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để điều chỉnh kế hoạch hoặc thay đổi lịch bay cho phù hợp nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối hoạt động bay.
II. Lĩnh vực Xây dựng
Yêu cầu các sở, ngành, đơn vị: Xây dựng, Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải; Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Bưu điện Thanh Hóa; Viễn thông Thanh Hóa; Công ty Điện lực Thanh Hóa; Truyền tải Điện Thanh Hóa; Ban QLDA các công trình điện Miền Bắc; Ban QLDA các công trình điện miền Trung; Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa; Công ty TNHH MTV Sông Chu, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được giao, thực hiện một số nội dung sau:
- Yêu cầu người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai ở địa phương theo 4 tài liệu hướng dẫn đã được đăng tải trên trang Thông tin điện tử của Bộ Xây dựng (gồm: Hướng dẫn nhà an toàn phòng, chống bão lũ; Hướng dẫn phân loại nhà an toàn; Khuyến cáo lắp đặt bồn nước cho nhà và công trình; Quy trình kiểm định các công trình an ten thu phát sóng viễn thông, truyền thanh truyền hình).
- Khẩn trương rà soát các giải pháp ứng phó với thiên tai tại những khuv ực chịu ảnh hưởng bởi thiên tai như nước biển dâng, sóng lớn, sạt lở đất, khu vực có nguy cơ ngập sâu; cảnh báo và chủ động di dời nhân dân đến nơi an toàn ở các khu vực có nguy cơ ngập lụt, nước biển dâng bởi bão mạnh, các khu vực dân cư sinh sống tại vùng đồi núi có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, các khu vựcthoát lũ ở hạ lưu các hồ chứa.
- Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật: khẩn trương rà soát, kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước trong khu vực đô thị nhằm đảm bảo việc chống ngập úng khi mưa, lũ; kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị; thực hiện cắt tỉa cây xanh đô thị; đảm bảo an toàn cung cấp điện và nước sạch cho các vùng bị ngập lụt.
- Đối với các công trình đang khai thác, sử dụng: yêu cầu người dân, chủ quản lý, chủ sử dụng thực hiện gia cố, giằng chống đảm bảo an toàn; các công trình sử dụng mái tôn, mái fibro xi măng, trần nhựa, trần thạch cao, cửa kính, công trình gắn panô, biển quảng cáo, bồn chứa nước trên cao phải được kiểm tra, rà soát và có biện pháp sửa chữa, gia cường.
- Đối với công trình đang thi công xây dựng: tổ chức kiểm tra việc thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn cho người, thiết bị, công trình và các công trình lân cận, đặc biệt công tác đảm bảo an toàn đối với cần trục tháp, máy vận thăng và các thiết bị làm việc trên cao.
- Đối với kết cấu dạng cột, trụ, tháp trong các công trình viễn thông, truyền hình, truyền tải điện, hệ thống kiểm soát lưu thông trên sông biển: yêu cầu các chủ đầu tư, chủ quản lý, chủ sử dụng tổ chức kiểm tra và tháo dỡ các thiết bị, bộ phận treo trên cao không đảm bảo an toàn và có kế hoạch di dời các hộ dân trong phạm vi bị ảnh hưởng đến nơi an toàn khi cần thiết./.
TS (Nguồn: UBND tỉnh Thanh Hóa)
{name} - {time}
-
2025-01-15 16:32:00
Thực hiện nghiêm, toàn diện, đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ cải cách hành chính
-
2025-01-15 16:26:00
Thông cáo chung Việt Nam - Liên bang Nga
-
2024-09-06 09:32:00
TP Thanh Hóa: Mưa bão khiến nhiều cây xanh bật gốc, gãy đổ
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 6/9/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ thăm chính thức Liên bang Nga
Điểm nóng 6/9: Hàng nghìn tỷ đồng tuồn ra nước ngoài từ tham nhũng
Điểm nóng 6/9: Cựu bảo mẫu tại Mái ấm Hoa hồng tiết lộ góc khuất
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng 6/9
Bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng Ban CHQS thành phố Thanh Hoá
Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 5/9
Tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3
[Bản tin 18h] Hơn 900 nghìn học sinh Thanh Hóa hân hoan bước vào năm học mới