(Baothanhhoa.vn) - Diện tích trồng cây ăn quả các loại trên địa bàn tỉnh đạt gần 22.000 ha. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 7.000 ha cây ăn quả được trồng tập trung, diện tích còn lại trồng phân tán. Trong đó, không ít diện tích cây ăn quả được trồng bằng các giống cũ, năng suất, chất lượng thấp, bị thoái hóa, nên hiệu quả kinh tế không cao. Do đó, để “trẻ hóa” diện tích cây ăn quả bị thoái hóa, những năm gần đây, Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh, các huyện đã chủ động phối hợp với một số doanh nghiệp, đơn vị của tỉnh ngoài để thực hiện mô hình cắt, ghép cành trên những cây bị thoái hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Trẻ hóa” cây ăn quả bằng phương pháp ghép cành

Diện tích trồng cây ăn quả các loại trên địa bàn tỉnh đạt gần 22.000 ha. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 7.000 ha cây ăn quả được trồng tập trung, diện tích còn lại trồng phân tán. Trong đó, không ít diện tích cây ăn quả được trồng bằng các giống cũ, năng suất, chất lượng thấp, bị thoái hóa, nên hiệu quả kinh tế không cao. Do đó, để “trẻ hóa” diện tích cây ăn quả bị thoái hóa, những năm gần đây, Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh, các huyện đã chủ động phối hợp với một số doanh nghiệp, đơn vị của tỉnh ngoài để thực hiện mô hình cắt, ghép cành trên những cây bị thoái hóa.

“Trẻ hóa” cây ăn quả bằng phương pháp ghép cành

Giống nhãn địa phương được thực hiện phương pháp cắt, ghép cành đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao tại thị trấn Phong Sơn (Cẩm Thủy).

Kết quả thực tế cho thấy, việc áp dụng phương pháp cắt, ghép cành đã và đang góp phần đáng kể vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cho diện tích cây ăn quả bị thoái hóa trên địa bàn tỉnh.

Tại huyện Cẩm Thủy, trước thực trạng nhiều diện tích nhãn được trồng bằng giống địa phương hiệu quả kinh tế thấp, dần bị người dân phá bỏ, nên năm 2018, được sự định hướng của Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh, Hội Làm vườn và Trang trại huyện Cẩm Thủy đã liên kết với Công ty TNHH Giống cây trồng Minh Đức, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, thực hiện cải tạo giống nhãn địa phương kém hiệu quả bằng phương pháp cắt, ghép cành, sử dụng giống nhãn Miền Thiết, tại 33 hộ dân, thuộc 5 xã, thị trấn của huyện, trên 243 cây nhãn, với 9.474 cành ghép. Sau hơn 1 tháng nghiệm thu, kết quả cho thấy, tỷ lệ cành sống sau ghép đạt 86%.

Từ thành công ban đầu, năm 2019, Hội Làm vườn và Trang trại huyện Cẩm Thủy tiếp tục nhân rộng mô hình trên địa bàn 12 xã, thị trấn, với 79 hộ tham gia, thực hiện ghép trên 184 cây nhãn địa phương, với 4.763 cành ghép. Kết quả nghiệm thu có 4.750 cành sống, đạt tỷ lệ lên tới 99,7%. Hiện tại, các cây nhãn được ghép cành đã cho thu hoạch. Theo đánh giá của ông Hoàng Tin, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại huyện Cẩm Thủy: Sau khi được “trẻ hóa” bằng phương pháp cắt, ghép cành, năng suất quả đạt từ 40 đến 50 kg/cây/vụ, tăng 30 đến 40 kg/cây/vụ so với trước kia; lợi nhuận đạt từ 400.000 đồng đến 700.000 đồng/cây/vụ. Về chất lượng, trên những cây được ghép cành, quả to, cùi dày, độ ngọt vừa phải, nên được người tiêu dùng đánh giá cao.

Tại huyện Như Thanh, qua rà soát, đánh giá cho thấy, trên địa bàn, giống nhãn địa phương, bưởi chua, bưởi Mỹ trồng lâu năm, không mang lại hiệu quả kinh tế. Do đó, Hội Làm vườn và Trang trại huyện Như Thanh đã vận động các hộ dân cải tạo các loại cây ăn quả này bằng phương pháp cắt, ghép cành. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện mô hình, đến nay, trên địa bàn huyện đã có 427 cây nhãn và bưởi được cắt, ghép cành bằng các giống chất lượng, với hơn 14.000 mắt ghép. Kết quả nghiệm thu cho thấy, tỷ lệ sống tại các mắt ghép đạt tới 91%, các chồi ghép đều sinh trưởng, phát triển tốt. Hiện, cùng với việc hướng dẫn người dân các biện pháp chăm sóc các cây được ghép cành, Hội Làm vườn và Trang trại huyện Như Thanh đang tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình này. Qua đánh giá sơ bộ cho thấy, sau khi được ghép cành, năng suất và hiệu quả kinh tế của các cây được ghép cành cao gấp 7 đến 8 lần so với trước kia. Đáng chú ý, do được ghép bằng các giống mới, khỏe, nên chất lượng sản phẩm bảo đảm.

Đánh giá chung về hiệu quả của phương pháp cắt, ghép cành, ông Lôi Xuân Len, Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh, cho biết: Phương pháp cắt, ghép cành bắt đầu được ứng dụng thí điểm trên địa bàn tỉnh từ năm 2012 tại thị xã Bỉm Sơn và huyện Triệu Sơn. Do đạt hiệu quả vượt trội trong việc cải tạo, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho diện tích cây trồng bị thoái hóa, nên mô hình nhanh chóng được nhân rộng ra nhiều địa phương. Hiện, đã có 15 huyện, thị xã thực hiện mô hình này, với số lượng lên tới hơn 5.000 cây ăn quả được cắt, ghép cành, tập trung chủ yếu trên cây nhãn và bưởi. Qua khảo sát từ các vườn cây ghép cành cho thấy, do được ghép bằng giống phù hợp với điều kiện khí hậu, có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh cao, nên hầu hết các cành ghép đạt tỷ lệ sống cao, sinh trưởng, phát triển tốt; năng suất, sản lượng cao hơn so với cây trồng cũ từ 40 đến 50%. Chất lượng tốt, đủ khả năng cạnh tranh với các giống mới, chất lượng cao hiện có trên thị trường. Với những ưu điểm và hiệu quả vượt trội, hội đang tiếp tục định hướng cho các địa phương tiếp tục nhân rộng mô hình.

Bài và ảnh: Tiến Xuân


Bài và ảnh: Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]