Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm
Theo WHO, chưa có bằng chứng về tình trạng lây nhiễm từ người sang người, song cần điều tra kỹ lưỡng mỗi ca bệnh và cần nỗ lực để giảm nguy cơ lây nhiễm giữa động vật sang loài mới cũng như con người.
Một trang trại gà tại Verona, Italy. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 28/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các quốc gia tăng cường giám sát cúm gia cầm sau khi Mỹ phát hiện trường hợp lây nhiễm đầu tiên ở trẻ em.
Phát biểu trong cuộc họp báo, Giám đốc Phòng ngừa và ứng phó với dịch bệnh và đại dịch của WHO, bà Maria Van Kerkhove, cho biết dù hiện tại, số ca nhiễm cúm gia cầm H5N1 ở người trên khắp thế giới không nhiều song đang có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây.
Đáng chú ý, ngày 22/11, Mỹ đã xác nhận trường hợp trẻ em đầu tiên có kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm gia cầm ở bang California. Đây là một trong hai ca nhiễm không có tiếp xúc với động vật bị bệnh.
Theo quan chức WHO, chưa có bằng chứng về tình trạng lây nhiễm từ người sang người, song cần điều tra kỹ lưỡng mỗi ca bệnh và cần nỗ lực hơn nữa để giảm nguy cơ lây nhiễm giữa động vật sang các loài mới cũng như con người.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự chuẩn bị cho tình huống đại dịch, bà Van Kerkhove kêu gọi tiến hành giám sát chặt chẽ toàn cầu đối với động vật bao gồm các loài chim hoang dã, gia cầm, những loài động vật dễ bị nhiễm virus, như lợn hay bò sữa, để nắm rõ hơn quá trình virus lưu hành ở những loài động vật này.
Cúm gia cầm H5N1 lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1996 nhưng kể từ năm 2020, số lượng các đợt bùng phát ở chim đã tăng theo cấp số nhân, cùng với sự gia tăng số lượng động vật có vú bị nhiễm bệnh.
Tháng trước, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã xác nhận sự hiện diện của virus cúm gia cầm H5N1 ở một con lợn tại một trang trại ở bang Oregon.
Hồi tháng 3, các ca nhiễm cũng đã được phát hiện ở một số đàn bò sữa trên khắp nước Mỹ. Theo các số liệu, hầu hết các trường hợp mắc bệnh được phát hiện ở châu Âu và Mỹ đều ở thể nhẹ và có tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh hay môi trường nguy cơ cao./.
Theo Vietnam+
{name} - {time}
-
2025-01-04 11:19:00
62 bệnh hiếm, hiểm nghèo không cần giấy chuyển tuyến vẫn được hưởng 100% BHYT
-
2025-01-04 08:01:00
Thay đổi mới về BHYT: Giấy chuyển tuyến linh hoạt hơn, mở rộng danh mục bệnh lý
-
2024-11-28 16:05:00
Hướng dẫn nội dung hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
Bộ Y tế: Số ca mắc sởi cao hơn 111 lần so với cùng kỳ năm 2023
Quốc hội thông qua Luật bảo hiểm y tế sửa đổi với 8 điểm mới
Sự suy giảm ca mắc và tử vong chưa đủ để xóa sổ AIDS trên toàn cầu
Bộ Y tế: Các ổ dịch bệnh bạch hầu nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát
Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới về thanh toán tiền khám bệnh bảo hiểm y tế
Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé
Hướng dẫn cấp mới giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong giai đoạn chuyển tiếp đối với hồ sơ nộp đến thời điểm kiểm tra đánh giá năng lực của các chức danh theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh
Còn nhiều bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Chủ động tầm soát nguy cơ ung thư sớm để bảo vệ sức khỏe