(Baothanhhoa.vn) - Vắc-xin phối hợp Quinvaxem (vắc-xin 5 trong 1)  phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib (viết tắt là DPT-VGB-Hib) do Công ty Berna Biotech Hàn Quốc sản xuất được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) từ tháng 6-2010, hàng năm có khoảng 1,6 – 1,7 triệu trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đủ 3 mũi vắc-xin với tỷ lệ đạt trên 90% trên quy mô toàn quốc. Từ tháng 12-2016, Công ty Berna Biotech Hàn Quốc  đã ngừng sản xuất vắc-xin Quinvaxem vì vậy từ năm 2018 Việt Nam đã chuyển đổi sử dụng vắc-xin ComBe Five thay thế vắc-xin Quinvaxem.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những điều cần biết về vắc-xin ComBe Five thay thế vắc-xin Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng

Vắc-xin phối hợp Quinvaxem (vắc-xin 5 trong 1) phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib (viết tắt là DPT-VGB-Hib) do Công ty Berna Biotech Hàn Quốc sản xuất được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) từ tháng 6-2010, hàng năm có khoảng 1,6 – 1,7 triệu trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đủ 3 mũi vắc-xin với tỷ lệ đạt trên 90% trên quy mô toàn quốc. Từ tháng 12-2016, Công ty Berna Biotech Hàn Quốc đã ngừng sản xuất vắc-xin Quinvaxem vì vậy từ năm 2018 Việt Nam đã chuyển đổi sử dụng vắc-xin ComBe Five thay thế vắc-xin Quinvaxem.

Những điều cần biết về vắc-xin ComBe Five thay thế vắc-xin Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng

Lớp tập huấn giám sát phản ứng sau tiêm chủng tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.

Vắc-xin Combe Five là vắc-xin phối hợp phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib (DPT-VGB-Hib) có tên thương mại là ComBe Five do Công ty Biological E của Ấn Độ sản xuất và có thành phần tương tự như vắc-xin Quinvaxem đã sử dụng trong TCMR. Vắc-xin ComBe Five được sử dụng tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi vào lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi. Không sử dụng vắc-xin này cho trẻ sơ sinh. Lịch tiêm vắc-xin ComBe Five tương tự như tiêm vắc-xin Quinvaxem. Đây là loại vắc-xin đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới từ năm 2012 và tính tới nay đã có hơn 400 triệu liều vắc-xin ComBe Five đã được sử dụng ở 43 quốc gia. Ở Việt Nam, qua quá trình kiểm nghiệm chặt chẽ, từ tháng 5-2017, vắc-xin ComBe Five đã được cấp số đăng ký lưu hành, được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong TCMR. Trước khi được tiêm đại trà trên toàn quốc, vắc-xin ComBe Five đã được thử nghiệm quy mô nhỏ ở Hà Nam (năm 2016), mở rộng ra 7 tỉnh, rồi 12 tỉnh (tính đến hết tháng 12-2018). Bộ Y tế khẳng định chất lượng, tính an toàn của vắc-xin ComBe Five mới tương đương với Quinvaxem.

Hiện tại ngành y tế Thanh Hóa đã hoàn thành công tác chuẩn bị (tập huấn, kiểm tra quy trình tiêm chủng, các hướng dẫn phòng phản ứng sau tiêm chủng...) để tiêm vắc-xin mới cho trẻ trong thời gian tới đây với số liều trung ương cấp 21.000 liều và số liều dự kiến tiêm cho các đối tượng là 49.000 liều.

Thầy thuốc Ưu tú, Tiến sĩ Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2018, Thanh Hóa có gần 20.000 trẻ trên 60 ngày tuổi chưa được tiêm vắc-xin 5 trong 1. Tính chung cả tỉnh có gần 50.000 trẻ chưa được tiêm và chưa tiêm đủ 3 mũi vắc-xin loại này. Một số trẻ đã được gia đình tiêm dịch vụ vắc-xin 6 trong 1 của Pháp hoặc của Bỉ, số đông trẻ còn lại được theo dõi, ghi nhận tại các trung tâm y tế cơ sở và sẽ được tiêm bù vắc-xin ComBe Five. Nếu trẻ đã tiêm 1 hoặc 2 liều vắc-xin Quinvaxem thì sẽ tiêm mũi tiếp theo với vắc-xin ComBe Five mà không cần phải tiêm lại từ mũi đầu. Lưu ý, khoảng cách giữa các mũi tiêm tối thiểu là 1 tháng. Nếu trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch lúc 2, 3, 4 tháng tuổi thì cần phải tiêm chủng cho trẻ càng sớm càng tốt trước 1 tuổi. Nếu trẻ trên 1 tuổi thì có thể tiêm loại vắc-xin tương tự trong chương trình tiêm chủng dịch vụ. Các bà mẹ nên đưa trẻ đến tiêm đầy đủ để phòng các bệnh nguy hiểm có thể xảy ra. Với những phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng không nên quá hoang mang, lo lắng mà không đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám sàng lọc để phòng bệnh thì dễ bùng phát dịch trên địa bàn. Vắc-xin ComBe Five có thành phần ho gà toàn tế bào mà tỷ lệ phản ứng thông thường đối với vắc-xin chứa thành phần ho gà khá cao; nặng có thể gây co giật, sốc phản với tỷ lệ 20 trường hợp/1 triệu liều. Sau tiêm, gia đình phải theo dõi trẻ hết sức chặt chẽ, với những dấu hiệu như sốt cao trên 39o, quấy khóc dai dẳng trên 3 giờ, hoặc có thể khó thở tím tái, đau nhiều thì đưa ngay đến các cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời. Các gia đình đến tiêm vắc-xin cho trẻ cũng phải chủ động thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như đang ốm, sốt, tiền sử dị ứng hay phản ứng mạnh với những lần tiêm chủng trước để bảo đảm an toàn tiêm chủng.

Bài và ảnh: Hà Bắc


Bài Và Ảnh: Hà Bắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]