(Baothanhhoa.vn) - Để hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn đi vào nền nếp, tuân thủ quy định pháp luật, huyện Nông Cống đã triển khai nhiều giải pháp giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ, khai thác tài nguyên.

Thực hiện nhiều giải pháp quản lý tài nguyên khoáng sản

Để hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn đi vào nền nếp, tuân thủ quy định pháp luật, huyện Nông Cống đã triển khai nhiều giải pháp giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ, khai thác tài nguyên.

Thực hiện nhiều giải pháp quản lý tài nguyên khoáng sảnHoạt động khai thác và nghiền đá Công ty CP Xây dựng và Khai thác khoáng sản Thái Sơn, xã Tân Phúc (Nông Cống).

Được cấp phép khai thác đá xây dựng vào năm 2015, Công ty CP Xây dựng và Khai thác khoáng sản Thái Sơn (xã Tân Phúc, Nông Cống) đã đầu tư hệ thống phun sương tại giàn nghiền đá liên hợp, xe quét rác, hút bụi... góp phần giảm thiểu bụi ra môi trường. Ông Lê Công Hà, chủ tịch HĐQT công ty cho biết: “Đơn vị đã thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước theo nội dung giấy phép được cơ quan thẩm quyền cấp, đảm bảo an toàn lao động, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, lắp đặt trạm cân, các xe chở nguyên vật liệu phải đảm bảo đúng tải trọng, bịt bạt kín thành thùng mới được ra khỏi khu vực mỏ. Công ty cũng cung cấp đầy đủ hồ sơ có liên quan đến khai thác khoáng sản cho UBND huyện và UBND xã theo quy định”.

Hiện nay, huyện Nông Cống có 17 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, trong đó, có 8 doanh nghiệp khai thác đá xây dựng, 6 doanh nghiệp khai thác đất, 2 doanh nghiệp khai thác và chế biến quặng secpentine, 1 doanh nghiệp khai thác đá phụ gia xi măng. Qua các đợt kiểm tra, đa số các doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển khoáng sản và bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, qua kiểm tra tại các xã có hoạt động khai thác khoáng sản vẫn còn tình trạng khai thác khoáng sản để mất mốc, khai thác ngoài mốc, khai thác quá độ sâu, vượt quá công suất cho phép, khai thác không đúng thiết kế mỏ, gây mất an toàn lao động, lợi dụng diện tích đất đồi núi đã được giải phóng mặt bằng đường cao tốc Bắc - Nam san gạt tận thu không được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Đặc biệt, đất thải đổ không đúng nơi quy định gây ô nhiễm môi trường, một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm công tác bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác, gây ô nhiễm môi trường, vận chuyển vượt quá tải trọng, hư hỏng đường giao thông ảnh hưởng đến đời sống người dân. Tính từ năm 2023 đến nay, các đoàn kiểm tra đã phát hiện và tiến hành lập biên bản, xử phạt đối với 4 doanh nghiệp vi phạm hành chính trong hoạt động khai thác khoáng sản với tổng số tiền phạt là 391 triệu đồng. Các lỗi vi phạm chủ yếu khai thác vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác, có hồ sơ chứng minh đã cắm mốc tại các điểm khép góc khu vực được phép khai thác khoáng sản nhưng để mất mốc...

Nhằm chấn chỉnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, huyện Nông Cống tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương từ cấp huyện đến cơ sở đối với công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Hàng năm, huyện tổ chức các lớp tập huấn về công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn cho cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

UBND huyện giao UBND cấp xã giám sát, kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp khai thác khoáng sản thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ môi trường như: giảm thiểu tiếng ồn, khói bụi, xử lý bùn lắng, khai thác đúng thời gian quy định, sử dụng các phương tiện phù hợp với điều kiện hạ tầng trong hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển khoáng sản trên địa bàn. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, UBND cấp xã có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn quản lý, nếu để hoạt động khoáng sản trái phép, gây bức xúc trong dư luận, tác động xấu đến cảnh quan môi trường, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương phải nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối cán bộ, công chức có liên quan. Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện khi để hoạt động khoáng sản trái phép kéo dài trên địa bàn quản lý; gây bức xúc trong dư luận, tác động xấu đến cảnh quan môi trường, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương.

Ông Lê Hồng Tới, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nông Cống, cho biết: “Phòng tham mưu cho UBND huyện tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công tác bảo vệ khoáng sản cho các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn, vận động người dân không tiếp tay cho các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép. Phát động phong trào quần chúng tham gia giám sát, phát hiện, tố giác các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản, nhất là các hành vi khai thác khoáng sản đất, đá... Ngoài ra phòng còn thường xuyên phối hợp với UBND các xã tăng cường công tác nắm bắt thông tin từ quần chúng Nhân dân; thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn, trong đó tập trung quản lý, bảo vệ tốt đối với các khu vực có nguy cơ xảy ra khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn”.

Bài và ảnh: Minh Khanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]