(Baothanhhoa.vn) - Từ đầu năm đến nay, các hoạt động đầu tư, sản xuất trên địa bàn tỉnh duy trì đà tăng trưởng cao. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thời điểm này, các DN đều đang tập trung tăng tốc sản xuất, đáp ứng yêu cầu thị trường và hoàn thành kế hoạch trong quý cuối cùng của năm.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chủ lực

Từ đầu năm đến nay, các hoạt động đầu tư, sản xuất trên địa bàn tỉnh duy trì đà tăng trưởng cao. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thời điểm này, các DN đều đang tập trung tăng tốc sản xuất, đáp ứng yêu cầu thị trường và hoàn thành kế hoạch trong quý cuối cùng của năm.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chủ lựcBảo dưỡng thiết bị vận hành tại Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2.

10 tháng năm nay, Công ty CP Bia Hà Nội - Thanh Hóa đã sản xuất và tiêu thụ được 30,7 triệu lít, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Đáng chú ý, sản lượng bia lon tiêu thụ tốt ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Theo đại diện DN, thị trường sản xuất năm nay đối với mặt hàng bia không ít khó khăn do giá nguyên vật liệu tăng cao và đầu ra cạnh tranh gay gắt. Trước bối cảnh đó, cùng với tiếp tục đa dạng các dòng sản phẩm, đổi mới mẫu mã, DN đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại; đồng thời linh hoạt các phương thức bán hàng. Hiện nay, công ty đang tập trung các nguồn lực để sản xuất các mặt hàng phục vụ tết, với dự kiến sản lượng tiêu thụ tăng từ 20-30% so với cùng kỳ.

Với sản phẩm xi măng, trong bối cảnh nguồn cung dư thừa, cùng với nỗ lực đưa ra các giải pháp phát triển mạng lưới tiêu thụ để gia tăng “độ phủ” tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa, các DN đã nghiên cứu, nâng cao các tiêu chuẩn quốc tế để mở rộng cơ hội tìm đối tác, kết nối thành công nhiều đơn hàng đi thị trường Châu Mỹ, Châu Phi... Theo thống kê, 10 tháng năm nay, các DN đã sản xuất gần 15,7 triệu tấn xi măng, tăng 6,7% so với cùng kỳ.

Theo Sở Công Thương, sản xuất công nghiệp năm nay ghi nhận sự tích cực của nhiều sản phẩm chủ lực; trong đó có những sản phẩm từng gặp khó khăn trong nhiều năm qua do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và suy thoái kinh tế. Điển hình như dầu nhiên liệu tăng gấp 2 lần, sắt thép các loại tăng 24,8%, quần áo may sẵn tăng 33,4%, giày thể thao tăng 28%, xăng các loại tăng 39%, dầu diesel tăng 49,2%, điện sản xuất tăng 24,6% so cùng kỳ... Với sự tập trung sản xuất, đáp ứng hoàn thành và giao trả các đơn hàng cuối năm, dự ước sản xuất công nghiệp trong tỉnh tiếp tục tăng trưởng cao. Điển hình như chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10 tiếp tục tăng 23,43% so với cùng kỳ, đưa chỉ số IIP lũy kế 10 tháng tăng tới 19,6%.

Cùng với việc thực hiện đồng loạt các giải pháp cơ cấu lại sản xuất, làm mới sản phẩm, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và linh hoạt các phương thức bán hàng nhằm nâng cao doanh số, nâng cao giá trị cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường của các DN; trong năm 2024, tỉnh Thanh Hóa cũng tích cực tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại nhằm gia tăng kết nối cơ hội, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của tỉnh.

Điển hình như tại Hội nghị kết nối DN sản xuất, xuất nhập khẩu và phân phối các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024, nhiều DN đến từ các tỉnh đã bất ngờ khi được tìm hiểu, giới thiệu về các sản phẩm đa dạng, sản lượng lớn, ưu thế cạnh tranh của tỉnh. Đại diện một số DN đã khẳng định sẽ tìm hiểu và giới thiệu, đưa các sản phẩm xứ Thanh có uy tín đến với những thị trường mới trong tương lai thông qua nhiều kênh kết nối với các thị trường uy tín.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chủ lựcSản phẩm của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn tăng trưởng khá là một trong những động lực chính của ngành công nghiệp trong năm 2024.

Cùng với đó, Sở Công Thương cũng phối hợp với các đơn vị tổ chức cho các DN, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia Hội chợ Thương mại Quốc tế - VIETNAM EXPO tại Hà Nội, Hội chợ quốc tế thương mại, du lịch và đầu tư hành lang kinh tế Đông Tây - Đà Nẵng, Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh... nhằm kết nối tiêu thụ, quảng bá sản phẩm của các DN trong tỉnh đến với các nhà phân phối, người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu chỉ số IIP tăng 8%; chỉ số sản xuất giá trị gia tăng công nghiệp 14,8%; giá trị xuất khẩu đạt 6 tỷ USD. Với đà tăng tốc sản xuất của các DN hiện nay, dự ước ngành công thương sẽ vượt các mục tiêu kế hoạch. Đơn vị đang tiếp tục rà soát, đánh giá khả năng sản xuất của từng nhóm hàng, ngành hàng, nhất là nhóm sản phẩm chủ lực, có lợi thế và đóng góp lớn cho tăng trưởng để kịp thời tham mưu các giải pháp thúc đẩy sản xuất; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các DN sản xuất công nghiệp phát huy đà tăng trưởng, hoàn thành cao kế hoạch sản xuất năm 2024.

Bài và ảnh: Bách Nguyên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]