(Baothanhhoa.vn) - Sáng 12-8, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 83/2017/NĐ-CP, ngày 18-7-2017 của Chính phủ quy định công tác cứu nạn, cứu hộ (CNCH) của lực lượng PCCC.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị toàn quốc về công tác phòng cháy, chữa cháy

Sáng 12-8, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 83/2017/NĐ-CP, ngày 18-7-2017 của Chính phủ quy định công tác cứu nạn, cứu hộ (CNCH) của lực lượng PCCC.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị toàn quốc về công tác phòng cháy, chữa cháy

Hình ảnh hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh Thanh Hóa.

Cùng dự hôi nghị tại điểm cầu Hà Nội có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh và lãnh đạo các ban, bộ, ngành ở Trung ương.

Dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Nguyễn Quang Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Phú Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị toàn quốc về công tác phòng cháy, chữa cháy

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tổng kiểm tra, rà soát trên toàn quốc; ngăn chặn, đẩy lùi và chấm dứt hậu quả chết người do chủ quan gây cháy nổ. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Thời gian qua, tình hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn diễn biến phức tạp, khó lường, tần suất ngày càng cao, nhất là các vụ cháy tại khu dân cư, chung cư cao tầng, khu công nghiệp, chợ, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất, kinh doanh và đặc biệt tại các cơ sở kinh doanh karaoke, điển hình như vụ cháy quán karaoke tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) vào ngày 1-8 làm 3 chiến sĩ cảnh sát PCCC hy sinh; vụ cháy kho xưởng khiến 3 mẹ con tử vong ở Thanh Oai (Hà Nội) ngày 10-9; vụ cháy quán karaoke tại tỉnh Bình Dương ngày 6-9 làm nhiều người chết...

Thủ tướng nhấn mạnh, những vụ việc nghiêm trọng, thương tâm trên cảnh báo và cho thấy tình hình là khẩn cấp, đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cần tư duy, có cách tiếp cận mới trong công tác phòng ngừa, ứng phó với các sự cố, tai nạn, hỏa hoạn, để bảo đảm an toàn tài sản và nhất là tính mạng con người; đặt sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết.

Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính một lần nữa gửi lời chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn và đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức thăm hỏi, động viên, chia sẻ, hỗ trợ vật chất, tinh thần với các gia đình.

Đồng chí đề nghị các đại biểu tham gia hội nghị phát huy tinh thần, trách nhiệm, nghiêm túc, thẳng thắn, tập trung đánh giá những kết quả đạt được, đặc biệt là những việc chưa làm được và những tồn tại, hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc, làm rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm, tập trung vào các vấn đề như: hoàn thiện chính sách, pháp luật; tổ chức thực hiện và công tác quản lý Nhà nước; nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về PCCC&CNCH; hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, chế tài xử lý vi phạm; tăng cường năng lực PCCC&CNCH nhất là về con người, công nghệ, trang thiết bị… để sau hội nghị có thể tạo nên chuyển biến thực chất, tích cực, toàn diện và đồng bộ trên toàn quốc về công tác PCCC&CNCH.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị toàn quốc về công tác phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương phát biểu tham luận tại hội nghị.

Theo báo cáo tại hội nghị, trong 5 năm (từ 2017-2021), toàn quốc xảy ra 17.204 vụ cháy, nổ, làm 497 người chết, 980 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính hơn 7 nghìn tỷ đồng và 7.538 ha rừng.

Trong 8 tháng đầu năm 2022, cả nước xảy ra 1.136 vụ cháy, làm 57 người chết, 52 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính 532 tỷ đồng và 39 ha rừng; 10 vụ nổ, làm 7 người chết, 11 người bị thương… Vụ cháy lớn xảy ra tập trung tại các tỉnh, thành phố có tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh, có nhiều khu công nghiệp, khu dân cư tập trung.

Trong 5 năm qua, các cơ quan, tổ chức đã xây dựng 168.983 phương án chữa cháy, tổ chức thực tập 147.256 phương án. Tổ chức hàng nghìn lớp huấn luyện về công tác CNCH cho hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng cảnh sát PCCC&CNCH; tổ chức 36.120 lớp cho hơn 1,6 triệu đội viên đội PCCC cơ sở, dân phòng và lực lượng PCCC chuyên ngành, nhằm xử lý kịp thời các tình huống cháy, nổ, sự cố tai nạn ngay từ khi mới phát sinh.

Công tác xây dựng lực lượng PCCC&CNCH được chú trọng thực hiện. Cả nước đã thành lập 80.559 đội dân phòng trên tổng số 103.568 thôn, với 824.184 thành viên; 325.087 đội PCCC cơ sở trên 340.945 cơ sở thuộc diện phải thành lập đội PCCC; 460 đội PCCC chuyên ngành với 8.540 đội viên...

Trong giai đoạn 2017-2022 đã có 235.208 lượt cán bộ, chiến sĩ được điều động và 30.435 lượt phương tiện tham gia tổ chức chữa cháy, CNCH đối với 17.938 vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn. Quá trình tổ chức chữa cháy và CNCH, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã trực tiếp cứu được 6.786 người, hướng dẫn hàng chục nghìn người thoát nạn an toàn; trực tiếp cứu, bảo vệ an toàn cho hàng nghìn ngôi nhà, công trình, tài sản, giá trị ước tính khoảng hàng nghìn tỷ đồng và hàng nghìn hecta rừng mỗi năm…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị toàn quốc về công tác phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh phát biểu ý kiến tại hội nghị. (Ảnh chụp màn hình)

Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị định số 83/2017/NĐ-CP của Chính phủ vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Qua thống kê, mới chỉ có Bộ Công an, Bộ GTVT, Bộ Tư pháp và 40 địa phương ban hành kế hoạch triển khai thực hiện. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác CNCH chưa đầy đủ, bộc lộ nhều hạn chế, bất cập. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCCC&CNCH chưa thường xuyên, liên tục; công tác thanh tra, kiểm tra chưa được chú trọng. Phương tiện, thiết bị chuyên dụng phục vụ công tác PCCC&CNCH còn thiếu nhiều so với yêu cầu nhiệm vụ…

Thảo luận tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành ở Trung ương và các tỉnh, thành phố đã tập trung phân tích, đánh giá kết quả đạt được, nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Nghị định số 83/2017/NĐ-CP thời gian qua. Nhiều đại biểu thắng thắn nêu lên những tồn tại, hạn chế trong công tác PCCC&CNCH ở cơ sở, như việc quy hoạch nhiều khu dân cư không đảm bảo điều kiện an toàn PCCC; lực lượng PCCC cơ sở dù đã được thành lập song còn mỏng, thiếu trang thiết bị, phương tiện chữa cháy và CNCH; nhận thức, trách nhiệm của một số cơ quan, đơn vị, địa phương về công tác PCCC&CNCH chưa đầy đủ, phó mặc cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH và lực lượng bán chuyên trách; kinh phí đầu tư cho hoạt động PCCC&CNCH ở nhiều địa phương gặp khó khăn… Từ đó, các đại biểu đã phân tích nguyên nhân, nêu lên những bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị toàn quốc về công tác phòng cháy, chữa cháy

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị. (Ảnh: Báo Nhân Dân)

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Công tác PCCC&CNCH là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân, góp phần tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện Nghị định số 83/2017/NĐ-CP, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, sự cố gắng, nỗ lực của các lực lượng chức năng, nòng cốt là lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH, công tác PCCC&CNCH đã đạt nhiều kết quả quan trọng.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao sự nỗ lực, kết quả mà các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng đã đạt được trong công tác PCCC&CNCH trong thời gian qua. Đặc biệt, Thủ tướng trân trọng ghi nhận và cảm ơn sự xả thân, hy sinh quên mình của lực lượng Công an Nhân dân nói chung, các lực lượng tham gia nhiệm vụ PCCC&CNCH, nòng cốt là lực lượng Cảnh sát PCCC nói riêng, đã nỗ lực khắc phục khó khăn, không quản ngại khó khăn, hy sinh, gian khổ để thực hiện nhiệm vụ cao cả, vì sự bình yên của cuộc sống, vì tính mạng của Nhân dân, vì sự phát triển của đất nước.

Thủ tướng cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác PCCC&CNCH, như số người chết trong các vụ hỏa hoạn rất cao; ý thức, trách nhiệm đối với công tác PCCC có nơi, có lúc chưa tốt; còn nhiều trường hợp cố ý vi phạm quy định PCCC, cứu nạn, cứu hộ. Chế tài xử phạt vi phạm trong lĩnh vực PCCC chưa đủ mạnh, chưa đảm bảo tính răn đe, dẫn đến tình trạng chây ỳ, kéo dài không khắc phục vi phạm…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị toàn quốc về công tác phòng cháy, chữa cháy

Dự báo trong thời gian tới, tình hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn sẽ diễn biến phức tạp, khó lường, Thủ tướng yêu cầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp chính quyền, các lực lượng chức năng, nhất là lực lượng nòng cốt PCCC phải quyết liệt, hiệu quả; đồng thời đề cao ý thức người dân, yêu cầu phải rất cao và đúng tầm mức. Phải đặt người dân là trung tâm, chủ thể trong công tác này; đặt an toàn, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết; an toàn cháy nổ góp phần ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.

Về mục tiêu, phải đặt ra mục tiêu cao hơn, ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới chấm dứt việc chết người và hậu quả nghiêm trọng do nguyên nhân chủ quan; nâng cao ý thức và kỹ năng của người dân trong phòng chống cháy nổ, cứu hộ, cứu hạn.

Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành và các địa phương tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, nhằm tăng cường đảm bảo an toàn công tác PCCC&CNCH.

Đỗ Đức


Đỗ Đức

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]