(Baothanhhoa.vn) - Sáng 15-2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về KTTT và tổng kết 10 năm thi hành Luật HTX năm 2012.

Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về kinh tế tập thể

Sáng 15-2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về KTTT và tổng kết 10 năm thi hành Luật HTX năm 2012.

Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về kinh tế tập thể

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự Hội nghị tại điểm cầu Chính phủ có đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển KTTT, HTX; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại trụ sở UBND các tỉnh, thành phố, trụ sở các bộ, cơ quan Trung ương.

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa. Cùng dự có đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể, Liên minh HTX tỉnh, các HTX tiêu biểu.

Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về kinh tế tập thể

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển KTTT, HTX, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW, cùng với quá trình đổi mới kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực KTTT đã trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, trong đó có những thuận lợi và khó khăn, thách thức nhất định.

Nổi bật nhất trong sự chuyển biến ở lĩnh vực này là sự thay đổi mô hình HTX kém hiệu quả sang mô hình HTX tự chủ. Trong đó, Luật HTX năm 2012 ra đời là khung pháp lý cơ bản cho việc thành lập, tổ chức và hoạt động của khu vực HTX. Sau khi chuyển đổi, các HTX bước đầu thể hiện chuyển biến về chất lượng, hiệu quả. Khu vực KTTT đã phát triển với nhiều loại hình tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng, trong đó nòng cốt là HTX. Đây là một trong những thành phần kinh tế quan trọng, khắc phục được một phần tình trạng yếu kém kéo dài, từng bước đổi mới gắn với cơ chế thị trường, bước đầu khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm an sinh xã hội và sự phát triển kinh tế của đất nước.

Đến ngày 31-12-2021 cả nước có 27.342 HTX (trong đó có 18.327 HTX nông nghiệp và 9.015 HTX phi nông nghiệp), 103 liên hiệp HTX, thu hút gần 6 triệu thành viên tham gia. Doanh thu, lợi nhuận của HTX tăng dần qua các năm.

Những năm gần đây, thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX tăng và ngày càng thu hẹp khoảng cách so với thu nhập bình quân của lao động khu vực doanh nghiệp, từ mức 44,6 triệu đồng/người/năm, bằng 44,8% mức thu nhập của lao động trong khu vực doanh nghiệp năm 2017 tăng lên 52,8 triệu đồng/năm và đạt 47,3% tương ứng năm 2019.

Tuy nhiên, sau 20 năm triển khai, thực hiện Nghị quyết, khu vực KTTT của nước ta vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, chưa phát huy được tối đa tiềm năng trong hỗ trợ phát triển kinh tế thành viên cũng như đóng góp vào phát triển kinh tế đất nước. Theo đó, liên tục trong 20 năm qua, tốc độ tăng trưởng khu vực KTTT, HTX đạt thấp và có xu hướng giảm, chỉ bằng khoảng hơn 1/2 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Đóng góp của KTTT vào GDP cả nước giảm trong những năm gần đây.

Trước những tồn tại, hạn chế nói trên, đồng thời để đáp ứng yêu cầu đặt ra trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, các đại biểu đã dành thời gian đánh giá kết quả, phân tích những hạn chế, yếu kém, đề xuất giải pháp để tiếp tục xây dựng các mô hình KTTT phát triển hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh với các khu vực kinh tế khác.

Phát biểu kết luận hội nghị trực tuyến, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tầm quan trọng, đồng thời khẳng định vai trò, tiềm năng, dư địa, phát triển của KTTT mà nòng cốt là mô hình HTX còn rất lớn.

Chỉ rõ những hạn chế, bài học kinh nghiệm, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh những nhiệm vụ, định hướng trọng tâm trong thời gian tới để phát triển KTTT và HTX.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình mới và thực tiễn ở Việt Nam; tiếp tục hoàn thiện thể chế và tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế theo hướng tôn trọng kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về kinh tế tập thể

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu vận dụng sáng tạo khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ số trong chuyển đổi nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế trí thức; huy động mọi nguồn lực hợp pháp để phát triển, nhất là hợp tác công tư, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, gắn với mở rộng thị trường; tăng cường các mô hình liên doanh, liên kết và nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác phát triển KTTT, HTX.

Đặc biệt, với tinh thần lấy nông dân làm trung tâm, lấy nông thôn là nền tảng, lấy nông nghiệp làm động lực, người đứng đầu Chính phủ đã nhấn mạnh vai trò của các HTX trong nông nghiệp. Do đó, cần phải khắc phục được tình trạng sản xuất mánh mún, nhỏ lẻ, tự phát trong các HTX nông nghiệp như thời gian vừa qua; xây dựng các HTX gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, quy hoạch vùng nguyên liệu, nâng cao chất lượng và đáp ứng tiêu chí xuất khẩu sản phẩm theo đường chính ngạch sang các thị trường khó tính, giá trị gia tăng cao.

Cũng tại hội nghị, Ban tổ chức đã khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW.

Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về kinh tế tập thể

Thu hoạch cam tại HTX Dịch vụ Nông nghiệp Quảng Phú (Thọ Xuân).

Đến hết năm 2021, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 2 liên HTX, 1.210 HTX, trong đó có 778 HTX nông nghiệp, 153 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 97 HTX thương mại - dịch vụ, 17 HTX xây dựng, 30 HTX lĩnh vực xây dựng, 67 quỹ tín dụng Nhân dân, 26 HTX môi trường và 42 HTX khác. Khu vực KTTT, HTX những năm gần đây có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, xuất hiện thêm nhiều loại hình, mô hình KTTT, HTX hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho các thành viên, góp phần xây dựng nông thôn mới, từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng của khu vực KTTT, HTX trong nền kinh tế quốc dân. Năm 2021, qua đánh giá, tổng hợp và kết quả phân loại của các địa phương, có 44% tỷ lệ HTX đạt khá, 38% HTX xếp loại trung bình, 18% HTX yếu kém.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]