Tin liên quan
Đọc nhiều
Thu gọn đầu mối cơ quan thanh tra
Thu gọn đầu mối cơ quan thanh tra vừa giảm được sự cồng kềnh của bộ máy, lại tăng cường sức mạnh, đồng thời thúc đẩy các hoạt động kiểm tra nội bộ trong phạm vi quản lý Nhà nước, giúp ngăn ngừa các vi phạm từ sớm, từ xa.
Ngay sau khi Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận số 134-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về “Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”, nhiều người đã bày tỏ sự tin tưởng, lạc quan rồi đây công tác thanh tra, kiểm tra sẽ mạnh hơn, hiệu quả hơn.
Tại Kết luận số 134-KL/TW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra, ngoài một số lĩnh vực đặc thù duy trì tổ chức thanh tra như cũ, còn về cơ bản tổ chức thanh tra sắp tới sẽ được tổ chức theo hai cấp. Ở Trung ương là Thanh tra Chính phủ và ở địa phương là thanh tra tỉnh. Ngoài ra, cũng sẽ chấm dứt việc giao chức năng thanh tra chuyên ngành cho một số cơ quan theo quy định của Luật Thanh tra hiện hành. Đây là sự thay đổi rất lớn nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trong tổ chức và hoạt động thanh tra hiện nay. Chúng ta vừa giảm được sự cồng kềnh của bộ máy, nhưng không vì thế mà bỏ sót chức năng, nhiệm vụ của hoạt động thanh tra, nhất là sẽ thúc đẩy mạnh mẽ trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc kiểm tra, để công tác kiểm tra trở nên thường xuyên hơn, thực chất và hiệu quả hơn.
Theo một số chuyên gia, trong nhiều năm qua đã xảy ra sự lẫn lộn giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra của cơ quan quản lý. Thêm vào đó là xu hướng giao chức năng thanh tra chuyên ngành tràn lan đã gây ra tình trạng “thanh tra hóa” ảnh hưởng không tốt đến hoạt động bình thường của đơn vị, tổ chức, cá nhân.
Ở góc nhìn khác, một khi phải thực hiện thanh tra nghĩa là sự việc sẽ trở nên phức tạp hơn, có thể làm mất cán bộ, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của đơn vị được thanh tra. Trong khi đó, kiểm tra là hoạt động không thể thiếu trong một chu trình quản lý, để xem công việc được thực hiện như thế nào, từ đó đôn đốc, nhắc nhở hoặc hướng dẫn thực hiện cho đúng, cho tốt. Nếu chú trọng công tác kiểm tra sẽ giúp phát hiện và xử lý kịp thời những điều bất cập để điều chỉnh phù hợp, thấy được cái khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện để khắc phục, giúp ngăn ngừa các vấn đề này đi xa hơn. Làm tốt công tác kiểm tra sẽ giảm áp lực cho công tác thanh tra, cũng như hạn chế được những vấn đề không mong muốn.
Như vậy, thu gọn đầu mối tổ chức thanh tra không hề làm suy yếu hoạt động này, mà vẫn giữ được sự chủ động của các đơn vị nếu các đơn vị chủ động công tác kiểm tra.
Sau khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận số 134-KL/TW, Quốc hội cũng sẽ sớm sửa đổi Luật Thanh tra để hiện thực các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Dư luận xã hội đang háo hức chờ đợi các quy định mới về công tác thanh tra được triển khai để xóa bỏ đi sự cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối bên trong, cũng như sự chồng chéo, trùng lắp, giao thoa, chưa bảo đảm tính độc lập, khách quan trong thực thi công vụ trong lĩnh vực thanh tra như đã đề cập lâu nay.
Thái Minh
{name} - {time}
-
2025-04-01 16:16:00
Cổ Lũng nỗ lực xây dựng nông thôn mới
-
2025-04-01 16:15:00
Quyết không “đánh trống bỏ dùi”
-
2025-03-30 10:06:00
Xung kích trong phong trào “Bình dân học vụ số”
Hỗ trợ 500 căn nhà mới, Vietjet và Vikki Digital Bank chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người dân
Những mái ấm nghĩa tình từ Chỉ thị 22 ở huyện Quan Sơn
Vị biển
Xử lý vì tung tin sai sự thật về sáp nhập tỉnh thành
Tổng kết dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải thân thiện với môi trường”
Công an và chính quyền lập chốt trực để ngăn chặn khai thác cát trái phép
Triển khai biện pháp hỗ trợ công dân Việt Nam sau trận động đất tại Myanmar
Nỗ lực phát triển sản phẩm chè Như Xuân
Ước mơ của những đứa trẻ trong “gia đình ma túy”