“Thôn thông minh” Liêm Chính
Trong lộ trình XDNTM kiểu mẫu, xã Tế Lợi (Nông Cống) đã chọn thôn Liêm Chính để xây dựng mô hình “thôn thông minh”, giúp người dân tiếp cận với các nền tảng số, thu hẹp khoảng cách số thông qua việc phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Một góc thôn Liêm Chính.
Đến thôn Liêm Chính những ngày này, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng quê thuần nông năm xưa với sự phát triển nhưng vẫn giữ được nét thanh bình, yên ả. Đi trên con đường thảm nhựa, hai bên đường là cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, bí thư chi bộ thôn Hoàng Thị Hằng cho biết: NTM kiểu mẫu đã làm đổi thay trong từng nếp nhà, ngõ xóm, cách làm của người dân. Bởi vì khi có con đường sạch đẹp, cảnh quan thoáng đãng, bà con đã nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường từ nhà ra ngõ; đời sống văn hóa, tinh thần được nâng cao, người dân có sân chơi để sinh hoạt cộng đồng, thắt chặt tình làng, nghĩa xóm. Đặc biệt, hạ tầng viễn thông được đầu tư bài bản, việc “số hóa” đi vào đời sống hằng ngày của bà con.
"Trước đây việc sử dụng zalo, điện thoại thông minh rất hạn chế, mỗi lần thông báo về các sự kiện, hội họp, cán bộ thôn phải sử dụng loa truyền thanh hoặc giấy mời. Giờ đây, với các ứng dụng điện tử, người dân địa phương đã nhận được thông tin một cách nhanh chóng ở mọi lúc, mọi nơi. Thông qua ứng dụng zalo, người dân trong thôn đã tương tác, chia sẻ, phản ánh tình hình trong thôn với cán bộ thôn để kịp thời định hướng thông tin, tuyên truyền. Với môi trường “số” như hiện nay thì Nhân dân được hưởng lợi đầu tiên”, bà Hằng nói.
Nói rồi bí thư chi bộ thôn Liêm Chính mở điện thoại cho chúng tôi xem các nhóm zalo như: “Tổ công tác NTM Liêm Chính”, “An ninh trật tự thôn Liêm Chính”... Trong đó, đăng tải công tác chỉ đạo của xã, nhiệm vụ của thôn, tình hình an ninh trật tự trong thôn; có cả những phản ánh của người dân về môi trường, đất đai...
“Đây là kênh thông tin quan trọng để bà con kịp thời nắm bắt được hoạt động của thôn, đồng thời giúp cho cán bộ thôn tuyên truyền cho Nhân dân hiểu các quy định của Nhà nước. Việc xây dựng mô hình “thôn thông minh” đã mang lại hiệu quả thiết thực đối với đời sống hằng ngày của người dân. Giờ đây, khi về đến thôn, không cần nhiều thời gian để chúng ta biết được toàn bộ thông tin về thôn. Chỉ không đầy 3 giây quét mã QR Code, tất cả thông tin chi tiết của thôn được hiện lên. Đây thực sự là một bước ngoặt mà thôn thông minh Liêm Chính nói riêng, xã Tế Lợi nói chung đã làm được", bà Hằng tự hào cho biết.
Nhận thấy lợi ích và hiệu quả mang lại, người dân trong thôn đồng thuận trong thực hiện các tiêu chí. Đến nay, toàn thôn có trên 97% người dân trong độ tuổi lao động dùng tài khoản thanh toán điện tử để thanh toán tiền điện, tiền nước, mua hàng trực tuyến, thanh toán tiền phí, lệ phí sử dụng dịch vụ công trực tuyến; 60% hộ dân trong thôn lắp camera an ninh tại gia đình. Hệ thống truyền thanh thông minh của thôn phát sóng trên nền tảng 4G đem đến cho người dân nhiều lựa chọn tiếp nhận thông tin; 100% số hộ dân có điện thoại thông minh, hơn 90% hộ lắp đặt mạng internet, trên 70% số người trong độ tuổi lao động có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu như sử dụng phần mềm khám bệnh, tra cứu thông tin BHYT, BHXH qua phần mềm VssID... Cùng với đó, thôn đã lắp đặt camera an ninh tại các ngã ba, ngã tư, nơi tập trung đông người, góp phần giữ gìn an ninh trật tự. Xây dựng mô hình “thôn thông minh” ở thôn Liêm Chính không chỉ tiện lợi trong công tác điều hành của xã, thôn, bảo đảm an ninh trật tự, mà còn áp dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh; kết nối chính quyền với người dân.
Từ hiệu quả thiết thực của mô hình “thôn thông minh”, hiện nay xã Tế Lợi đang xây dựng xã NTM kiểu mẫu, trong đó lấy “Chuyển đổi số” làm tiêu chí nổi trội, nhằm hướng tới mục tiêu thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn và thành thị, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong chính quyền xã để phục vụ và tương tác với người dân tốt hơn. Đồng thời, nâng cao kỹ năng số cho người dân nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận với công nghệ số, giúp người dân dễ dàng giới thiệu, quảng bá các sản phẩm trên môi trường số.
Bài và ảnh: Yến Phương
{name} - {time}
-
2025-01-19 07:33:00
Mục tiêu xây dựng 100.000 căn nhà ở xã hội năm 2025 liệu có khả thi?
-
2025-01-19 06:28:00
Trường đại học tăng chỉ tiêu, điều chỉnh xét tuyển năm 2025
-
2024-11-19 09:47:00
Nhân lên việc làm ý nghĩa
Ấm lòng “Bữa sáng yêu thương”
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Các địa phương chủ động ứng phó với bão số 9
Gỡ khó trong chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt
Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai
Hơn 10.000 hồ sơ cấp căn cước cho phạm nhân đang chấp hành án
Tự hào một dải non sông - lan tỏa tình yêu nước trong thế hệ trẻ Thọ Xuân
Bộ CHQS tỉnh hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới
Tặng quà!
Xoá nhà tạm, nhà dột nát: Hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ khi xây mới và 30 triệu đồng/hộ khi sửa chữa