(Baothanhhoa.vn) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc khẩn trương triển khai công tác y tế ứng phó với bão Conson và mưa lớn.

Yêu cầu khẩn trương triển khai công tác y tế ứng phó với bão Conson

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc khẩn trương triển khai công tác y tế ứng phó với bão Conson và mưa lớn.

Yêu cầu khẩn trương triển khai công tác y tế ứng phó với bão Conson

Hiện nay bão Conson đang hoạt động trên Biển Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 12, khả năng đi vào Vịnh Bắc Bộ và ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh ta; bên cạnh đó, dự báo những ngày tới, Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Vì vậy, để chủ động triển khai thực hiện tốt công tác y tế ứng phó với bão Conson và mưa lớn, nhất là trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến rất phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương tổ chức thực hiện nghiêm Công điện số 1360/CĐ-BYT ngày 9-9-2021 của Bộ Y tế; Công điện số 27/CĐ-UBND ngày 3-9-2021, Công điện số 28/CĐ-UBND ngày 7-9-2021 và Thông báo số 223/TB-UBND ngày 9-9-2021 của Chủ tịch UBND tỉnh; đồng thời, tập trung thực hiện ngay các nội dung sau:

1. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão Conson, tình hình mưa, lũ trên các phương tiện thông tin để có phương án chuẩn bị phòng, chống; rà soát các kế hoạch, phương án phòng, chống bão, lũ của địa phương, đơn vị mình, đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong điều kiện vừa phải thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19, vừa đáp ứng tình huống mưa lũ, bão lớn.

2. Về công tác phòng, chống dịch COVID-19 cho ngư dân

1.1 Đối với ngư dân cư trú trên địa bàn địa phương quản lý đi khai thác hải sản trên biển và trở về trong ngày, thì không phải thực hiện công tác rà soát, lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.

1.2 Đối với ngư dân cư trú trên địa bàn địa phương quản lý đi khai thác hải sản dài ngày trên biển:

Trường hợp các tàu đã trở về địa phương và các ngư dân đã trở về gia đình: phải khẩn trương rà soát, lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ ngư dân và các thành viên trong gia đình; nếu kết quả xét nghiệm dương tính, thì báo cáo ngay với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh để đưa bệnh nhân đi điều trị theo quy định, đồng thời tổ chức phong tỏa, cách ly tập trung đối với các trường hợp và khu vực liên quan đến ca dương tính; nếu các ngư dân và các thành viên trong gia đình có kết quả xét nghiệm âm tính, thì phải tự cách ly tại gia đình và theo dõi sức khỏe trong thời gian 07 ngày.

Trường hợp các tàu chưa trở về địa phương: Khi tàu về đến khu vực tránh trú bão, phải yêu cầu tất cả ngư dân phải ở trên tàu và tổ chức lấy mẫu xét nghiệm COVID-19; nếu kết quả xét nghiệm dương tính, thì tạm thời cách ly tại tàu và báo cáo ngay với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh để đưa bệnh nhân đi điều trị theo quy định, đồng thời tổ chức cách ly tập trung đối với các trường hợp quan đến ca dương tính; nếu kết quả xét nghiệm âm tính, thì các ngư dân phải tự cách ly tại gia đình và theo dõi sức khỏe trong thời gian 07 ngày.

1.3 Đối với các tàu thuyền của các địa phương khác vào tránh trú bão tại tỉnh ta, đặc biệt là các địa phương đang có dịch: Yêu cầu các thuyền viên phải ở trên tàu để cách ly y tế theo quy định; trường hợp phải lên đất liền tránh trú bão do ảnh hưởng của bão Conson, giao UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm COVID-19 và bố trí ngay 1 khu cách ly tập trung tạm thời riêng cho các thuyền viên; sau khi bão tan, khẩn trương bố trí cho các thuyền viên quay trở lại tàu; nếu xét nghiệm có kết quả dương tính thì báo cáo ngay với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh theo quy định.

3. Về công tác trực cấp cứu và chuẩn bị các điều kiện, vật tư y tế để phòng, chống bão

3.1 UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và y tế địa phương tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24, sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, bão gây ra; tuyệt đối không để gián đoạn công tác cấp cứu, điều trị cho người dân. Triển khai các phương án bảo vệ các cơ sở y tế tại các vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng do mưa bão, sẵn sàng sơ tán cơ sở y tế ở những vùng thấp, trũng có nguy cơ bị ngập úng; xây dựng phương án bảo đảm an toàn cho các cơ sở y tế, khu cách ly tập trung trong tình huống xảy ra thiên

3.2 Sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế chuẩn bị lực lượng, phương tiện cơ động sẵn sàng ứng cứu cho tuyến dưới khi có yêu cầu; đảm bảo cung ứng đủ thuốc chữa bệnh thiết yếu cho Nhân dân, kịp thời bổ sung lượng dự trữ thuốc, hoá chất, vật tư dự trữ phòng, chống dịch bệnh, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

4. Đối với trường hợp phải sơ tán Nhân dân: Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương tổ chức thực hiện các nội dung tại mục 5 Công điện số 1360/CĐ-BYT ngày 09/9/2021 của Bộ Y tế và mục 3 Thông báo số 223/TB- UBND ngày 09/9/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh, trong đó lưu ý phải bảo đảm quy định về giãn cách tại khu sơ tán, cung ứng đủ dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho người được sơ tán và những người làm việc tại khu sơ tán; tổ chức trực bảo đảm y tế, phòng chống dịch 24/24 tại khu sơ tán, tổ chức xét nghiệm và tiêm vắc xin theo quy định.

BĐT


BĐT

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]