(Baothanhhoa.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo. Sau khi Nghị định ban hành đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Việc người dân được đốt pháo hoa: Cần hiểu đúng để thực hiện đúng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo. Sau khi Nghị định ban hành đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Việc người dân được đốt pháo hoa: Cần hiểu đúng để thực hiện đúng

Hình ảnh minh họa

Nghị định 137/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 11-1-2021, thay thế nghị định 36/2009/NĐ-CP, ngày 15-4-2009 của Chính phủ

Tại điều 17 của Nghị định cho phép cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ được sử dụng pháo hoa trong dịp lễ, tết, sinh nhật, đám cưới, hội nghị, khai trương và hoạt động văn hóa - nghệ thuật. Tuy nhiên tổ chức, cá nhân khi sử dụng chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất kinh doanh pháo hoa.

Theo đó, có nhiều người ủng hộ vì cho rằng đây là nhu cầu thực tế của người dân, nhưng cũng có ý kiến lo ngại về nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm, an ninh - trật tự.

Đáng chú ý, có không ít người đang hiểu lầm rằng sẽ được đốt tất cả các loại pháo hoa trong dịp lễ, tết. Cùng với đó, nhiều người còn băn khoăn muốn đốt pháo hoa trong dịp sinh nhật có phải đăng ký với chính quyền hay không?

Một quy định mới bao giờ cũng gây ra sự băn khoăn với những cách hiểu khác nhau. Quy định đã mở ra một hướng mới trong việc sử dụng pháo hoa, nhưng không phải là được phép thoải mái. Chúng ta nên hiểu đúng quy định để thực hiện cho đúng là việc hết sức cần thiết.

Theo đó, việc cho phép đốt pháo hoa trong các dịp lễ, sinh nhật, cưới hỏi phải đi kèm theo các điều kiện như đốt ở đâu, lúc nào, không gian nào, bao nhiêu phút và người đốt phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Những quy định này cần phải được cụ thể hơn, người sử dụng không nên tùy tiện thực hiện gây ảnh hưởng đến không gian chung.

Trong quá trình thực hiện cơ quan chức năng sẽ điều chỉnh dần để quy định này hợp lý hơn. Các cơ quan có trách nhiệm phải xây dựng những quy định kèm theo về vấn đề này, tức là chấp nhận cho người dân đốt pháo hoa khi có điều kiện đảm bảo an toàn.

Để Nghị định này được thi hành và đảm bảo hiệu quả trên thực tiễn, cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ, ban hành quy chế, quy định nhằm quản lý việc sử dụng pháo hoa để đảm bảo an ninh - trật tự, an toàn xã hội tránh nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra.

Do đó, mặc dù pháp luật mở rộng các đối tượng, trường hợp được sử dụng pháo hoa, tuy nhiên không vì thế mà nới lỏng khâu quản lý, vì pháo hoa tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.

Tình trạng buôn lậu pháo và sản xuất, kinh doanh pháo hoa không đủ điều kiện theo quy định cần phải xử lý thật nghiêm.

Để Nghị định đi vào cuộc sống, người dân cần phải ý thức đầy đủ rằng, Nhà nước đã phân loại pháo bao gồm pháo nổ và pháo hoa. Trong đó pháo hoa nổ tầm thấp và pháo hoa nổ tầm cao là các loại pháo nổ được Nhà nước tổ chức đốt trong các lễ hội, tết. Còn “pháo hoa” được Nghị định giải thích là sản phẩm tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và đặc biệt là không gây ra tiếng nổ.

Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m.

Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Như vậy tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng các loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ chứ không phải là các loại pháo hoa được đốt lên trời gây ra tiếng nổ.

Khi nào thì được bắn pháo hoa nổ?

Nghị định 137/2020/NĐ-CP cũng quy định về các trường hợp được tổ chức bắn pháo hoa nổ gồm: Tết Nguyên đán, Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày Quốc khánh, ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày Chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam; nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng, thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ngày hội văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế; trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định.

L.Vũ


L.Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]