(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa hiện có trên 1 triệu thanh niên, chiếm gần 30% dân số và gần 50% lực lượng lao động toàn tỉnh. Tuy vậy, theo số liệu khảo sát về thực trạng nghề nghiệp, việc làm hàng năm, toàn tỉnh vẫn có gần 35.000 thanh niên chưa có việc làm ổn định. Thống kê của Tỉnh đoàn cũng cho thấy, toàn tỉnh hiện chỉ có 1.500 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ, 25 mô hình tổ hợp tác, HTX thanh niên. Đây là con số còn khá khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế và lực lượng ĐVTN của tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp - nhìn từ cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên”

Thanh Hóa hiện có trên 1 triệu thanh niên, chiếm gần 30% dân số và gần 50% lực lượng lao động toàn tỉnh. Tuy vậy, theo số liệu khảo sát về thực trạng nghề nghiệp, việc làm hàng năm, toàn tỉnh vẫn có gần 35.000 thanh niên chưa có việc làm ổn định. Thống kê của Tỉnh đoàn cũng cho thấy, toàn tỉnh hiện chỉ có 1.500 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ, 25 mô hình tổ hợp tác, HTX thanh niên. Đây là con số còn khá khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế và lực lượng ĐVTN của tỉnh.

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp - nhìn từ cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên”

Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Tỉnh đoàn trao phần thưởng cho tác giả đạt giải nhất cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên lần thứ 7, năm 2020.

Xuất phát từ thực tế về nhu cầu việc làm của thanh niên toàn tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn xác định việc phát triển kinh tế, lập thân, lập nghiệp, giải quyết việc làm cho thanh niên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, then chốt của công tác đoàn và phong trào thanh, thiếu niên. Phát huy vai trò là cầu nối giúp ĐVTN lập thân, lập nghiệp, Tỉnh đoàn đã phát động cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp trong ĐVTN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2020”. Đây là cuộc thi do UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành kế hoạch tổ chức nhằm tạo sân chơi bổ ích cho đông đảo ĐVTN, thu hút sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức kinh tế - xã hội đối với các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo của ĐVTN. Đối tượng tham gia cuộc thi bao gồm đông đảo ĐVTN, học sinh, sinh viên là người Thanh Hóa đang công tác, học tập trong nước. Mỗi năm, Tỉnh đoàn tổ chức 2 cuộc thi, mỗi cuộc thi được chia làm 3 vòng, gồm đi tìm ý tưởng khởi nghiệp, xây dựng đề án khởi nghiệp và vòng chung kết là thăng hoa ý tưởng. Từ khi triển khai đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã 7 lần tổ chức cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp” trong ĐVTN tỉnh và phát động cuộc thi lần thứ 8 năm 2020. Tại vòng chung kết “Thăng hoa ý tưởng” lần thứ 7, ban tổ chức đã trao giải nhất cho ý tưởng “Trồng và chăm sóc cây đào phai bản địa” của tác giả Hoàng Văn Tuấn, xã Xuân Du (Như Thanh); 2 giải nhì cho các tác giả Nguyễn Thanh Hoàng, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Hồng Đức với ý tưởng “Bãi xử lý và tái chế rác thải khu vực Thanh Hóa” và Phạm Thị Thùy Linh, xã Hà Đông (Hà Trung) với ý tưởng “Dầu lạc nguyên chất Linh Phương”...

Bước ra và thành công từ một cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp do Tỉnh đoàn tổ chức, những cái tên như: Thiên Phú Smart Airfarm; Công ty TNHH Quảng cáo điện tử ABC... đã và đang đã trở nên quen thuộc và từng bước khẳng định vị trí trong cộng đồng doanh nghiệp trẻ tỉnh.

Theo học Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh, thanh niên Nguyễn Hữu Thế dành thời gian nghiên cứu thành công mạch điều khiển đèn led, rồi IC AVR và đã tìm được vị trí đứng trên thị trường. Từ thành công ban đầu, Nguyễn Hữu Thế dần có tích lũy, đầu tư thiết bị, xây dựng cơ sở sản xuất, thành lập Công ty TNHH Quảng cáo điện tử ABC và tiếp tục nghiên cứu, cho ra đời phần mềm quản lý, phát triển dữ liệu trên điện toán đám mây. Bản thân Thế từng đoạt giải nhất cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp do Tỉnh đoàn tổ chức lần thứ 2-2018; đặc biệt phần mềm phát triển dịch vụ quảng cáo ADVTV Thế mới nghiên cứu, sản xuất thành công đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận, bảo hộ bản quyền sản phẩm sáng tạo. Hiện doanh nghiệp của Thế sản xuất cả phần mềm, phần cứng sản phẩm độc quyền, tiện ích, đáp ứng mục tiêu kép trong ứng phó với dịch COVID-19 và Công ty TNHH Quảng cáo điện tử ABC được công nhận là một trong 28 doanh nghiệp khoa học công nghệ của tỉnh Thanh Hóa.

Có thể khẳng định, cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp đã đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra là tạo sân chơi bổ ích, giúp ĐVTN có cơ hội trải nghiệm thực tế để tích lũy kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh, khởi nghiệp, từ đó tìm kiếm, tôn vinh những ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp. Tuy vậy, để phong trào khởi nghiệp không chỉ là trào lưu, mang tính hình thức và để có thêm nhiều ý tưởng được hiện thực hóa hơn nữa thì cần phải có những hành động cụ thể và thiết thực. Chia sẻ về vấn đề này, tại một số hội nghị đánh giá về tiến độ thực hiện chấm, lựa chọn 10 ý tưởng vào vòng chung kết cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp trong ĐVTN, ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thanh Hóa, cho biết: Cộng đồng khởi nghiệp hiện nay có rất nhiều bạn trẻ có những ý tưởng rất táo bạo. Tuy vậy, bên cạnh sự táo bạo, cũng đòi hỏi phải có sự thực tế, xác định khởi nghiệp để lập nghiệp hay chỉ khởi nghiệp theo phong trào của thanh niên. Bởi nếu xác định rõ khởi nghiệp để lập nghiệp thì các bạn phải có cái nhìn nghiêm túc, đúng đắn, có tâm thế, có tư duy, cách làm, định hướng và lộ trình rõ ràng xem mình có gì để khởi nghiệp và kiên trì theo đuổi sự nghiệp của mình. Cùng với đó, các bạn trẻ cần có sự liên kết, làm sao để tiếp cận được các nhà đầu tư, những người hỗ trợ hoặc hợp tác được với mình trong quá trình khởi nghiệp. Như vậy, con đường sẽ ngắn hơn để dẫn tới khởi nghiệp thành công.

Bài và ảnh: Lê Phượng


Bài và ảnh: Lê Phượng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]