(Baothanhhoa.vn) - Theo Bộ Công an, thời gian gần đây có thêm nhiều nạn nhân bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Tội phạm thường giả danh, mạo danh cán bộ của cơ quan bảo vệ pháp luật để dọa dẫm người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thay đổi cách tiếp nhận thông tin để tránh rủi ro

Theo Bộ Công an, thời gian gần đây có thêm nhiều nạn nhân bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Tội phạm thường giả danh, mạo danh cán bộ của cơ quan bảo vệ pháp luật để dọa dẫm người dân.

Thay đổi cách tiếp nhận thông tin để tránh rủi ro

Qua các vụ việc không chỉ cho thấy khoảng trống về kiến thức pháp lý, mà còn lộ diện cách ứng xử tùy tiện, rất đáng trách của một bộ phận người dân.

Người bị hại là nạn nhân của tội phạm, nhưng cũng chính là nạn nhân của thói quen xấu trong cách ứng xử của một số người dân trong thời gian qua.

Đó là lối ứng xử bằng cách đi “cửa sau”, đặt niềm tin mù quáng vào việc giải quyết bằng “cửa sau”.

Nghĩa là chọn cách giải quyết không chính thống với hy vọng bằng sự quen thân hay các mối quan hệ xã hội để được giải quyết công việc nhanh hơn, đúng như mong muốn.

Bộ Công an nêu rõ, cơ quan công an khi làm việc, xác minh, điều tra với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có cán bộ đến làm việc trực tiếp hoặc có văn bản thông báo, triệu tập gửi đến chính quyền địa phương, địa chỉ công ty, thân nhân gia đình và người mà cơ quan công an muốn làm việc. Tuyệt đối không làm việc thông qua điện thoại và mạng xã hội.

Đây là quy định pháp luật công khai, trình tự pháp luật chính thống. Vấn đề nằm ở chỗ trong cuộc sống vẫn xảy ra tình trạng có thông tin kín, tin mật, thông tin liên quan đến vụ án nhưng vẫn bị lộ lọt ra ngoài, người liên quan biết trước khi nó được chính thức thông tin.

Tình trạng một bộ phận cán bộ được giao nhiệm vụ cố tình cung cấp thông tin chưa được công bố ra bên ngoài nhằm trục lợi đã tạo ra thói quen tiếp nhận thông tin theo lối “cửa sau” cho người dân.

Và khi mà xâu chuỗi những thông tin được cung cấp bằng “cửa sau” trùng khớp với thông tin chính thức sau đó càng làm nhiều người tin rằng một khi thông tin đã được người trong cơ quan chức năng cung cấp chắc chắn là đúng. Các đối tượng tội phạm đã lợi dụng chính sự cả tin ấy của người dân cũng như thói quen muốn đơn giản vấn đề của nhiều người, để thực hiện hành vi lừa đảo một cách dễ dàng.

Một khi người dân không còn tin vào những thông tin không chính thống theo kiểu “cửa sau”, không dùng cách giải quyết bằng mối quan hệ “cửa sau”, thì tội phạm có lợi dụng danh nghĩa cơ quan nào đi chăng nữa cũng khó để mê hoặc nhằm phạm tội. Để ngăn chặn tình trạng này, cùng với tiếp tục tăng cường quản lý cán bộ, phải thực hiện tốt các biện pháp bảo mật thông tin, xử lý người vi phạm trong cung cấp thông tin.

Tuệ Minh


Tuệ Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]