(Baothanhhoa.vn) - Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Thanh Hóa, do ảnh hưởng của cơn bão số 4, từ đêm 27-9 đến ngày 30-9-2022 khu vực tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có một đợt mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông; tổng lượng mưa cả đợt có khả năng đạt từ 150 đến 300 mm.

Thanh Hóa chủ động ứng phó với ảnh hưởng của cơn bão số 4

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Thanh Hóa, do ảnh hưởng của cơn bão số 4, từ đêm 27-9 đến ngày 30-9-2022 khu vực tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có một đợt mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông; tổng lượng mưa cả đợt có khả năng đạt từ 150 đến 300 mm.

Thanh Hóa chủ động ứng phó với ảnh hưởng của cơn bão số 4

Công nhân Chi nhánh Thủy lợi Quảng Xương (Công ty TNHH MTV Sông Chu) vận hành cống Ngọc Giáp, xã Quảng Thạch vận hành tiêu thoát nước đệm.

Video: Các đơn vị chủ động tiêu thoát nước đệm trước thời điểm bão số 4 đổ bộ.

Để bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn có thể gây ra, thực hiện Công điện số 10/CĐ-UBND, ngày 26-9-2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về tập trung ứng phó với bão số 4, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, ứng phó, như: Vận hành hồ chứa nước sông Mực (huyện Như Thanh), hồ Yên Mỹ (huyện Nông Cống) và hồ Đồng Chùa thị xã Nghi Sơn; phòng, chống ngập, úng và bảo đảm công trình thuỷ lợi để phòng ảnh hưởng của bão số 4 và triển khai công tác bảo đảm an toàn công trình đê điều ứng phó với bão số 4.

Thanh Hóa chủ động ứng phó với ảnh hưởng của cơn bão số 4

Công nhân Chi nhánh Thủy lợi Quảng Xương (Công ty TNHH MTV Sông Chu) kiểm tra, vận hành cống Quảng Châu (TP Sầm Sơn).

Trên cơ sở dự báo về tình hình mưa, bão, Công ty TNHH MTV Sông Chu xác định nhiệm vụ quan trọng nhất của đơn vị thời điểm này là vận hành các công trình thủy lợi, triệt tiêu nước đệm, phòng, chống ngập, úng. Vì thế, từ khi có dự báo về vùng ảnh hưởng của cơn bão số 4, Công ty đã chỉ đạo các đơn vị vận hành các công trình tiêu thoát nước.

Công ty đã chủ động 9/9 cống tiêu lớn để tiêu triệt nước đệm. Đóng điện các trạm bơm tiêu để sẵn sàng tiêu úng. Đồng thời, phối hợp với chính quyền các địa phương tuyên truyền, đôn đốc bà con nông dân khẩn trương thu hoạch diện tích lúa thu mùa đã chín. Cùng với đó, huy động lực lượng, phương tiện khơi thông dòng chảy, tạo điều kiện để tiêu thoát nước khi có mưa lớn. Hiện 100% công trình thủy lợi phục vụ tiêu đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiêu thoát nước khi có mưa lớn. Hơn 82% diện tích lúa thu mùa do đơn vị đảm nhiệm tưới, tiêu tại 16 huyện, thị xã, thành phố đã được thu hoạch.

Thanh Hóa chủ động ứng phó với ảnh hưởng của cơn bão số 4

Tram bơm tiêu Đồng Ngâu (Thọ Xuân) vận hành tiêu thoát nước.

Tại Chi nhánh Thủy lợi Quảng Xương (Công ty TNHH MTV Sông Chu), từ ngày 22-9 đến nay toàn bộ 4 cống tiêu chính do đơn vị quản lý, gồm: Ngọc Giáp, Quảng Châu, Trường Lệ, Sông Đơ luôn được tranh thủ lúc thủy triều xuống để vận hành cống, chủ động tiêu thoát nước. Tại Cống Ngọc Giáp, tính đến 11 giờ trưa 27-9, mực nước đo được tại thượng lưu chỉ còn 0,4/0,0 m, mực nước đo được tại hạ lưu còn 0,35/0,0 m.

Thanh Hóa chủ động ứng phó với ảnh hưởng của cơn bão số 4

Chi nhánh Thủy lợi Quảng Xương (Công ty TNHH MTV Sông Chu) thực hiện nạo vét, khơi thông dòng chảy hệ kênh mương thuộc đơn vị quản lý.

Được biết, bên cạnh Công ty TNHH MTV Sông Chu, các đơn vị quản lý và khai thác các công trình thủy lợi khác, như: Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Sông Mã; Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Sông Mã đã và đang chủ động vận hành các công trình thủy lợi để tháo, tiêu thoát nước đệm tự chảy trên các tuyến kênh tiêu. Ngoài ra, hiện có 2 hồ chứa lớn là hồ Yên Mỹ và hồ Sông Mực đã mở cửa xả tràn.

Thanh Hóa chủ động ứng phó với ảnh hưởng của cơn bão số 4

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, người dân phường Quảng Vinh (TP Sầm Sơn) thu hoạch lúa mùa.

Những ngày này, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh đang dồn lực, khẩn trương thu hoạch lúa thu mùa. Tính đến trưa 27-9 toàn tỉnh đã thu hoạch được gần 88.629/115.013,5 ha, đạt hơn 77% diện tích.

Thanh Hóa chủ động ứng phó với ảnh hưởng của cơn bão số 4

Tàu thuyền cập bến sông Thống Nhất (TP Sầm Sơn) để tránh trú bão.

Về công tác kêu gọi, kiểm đếm tàu, thuyền, tính đến 9 giờ ngày 27-9 toàn tỉnh có 6.513 phương tiện với 25.240 lao động, trong đó 6.197 phương tiện/23.799 lao động đã neo đậu tại bến. Còn 316 phương tiện/1.441 lao động đang hoạt động trên biển, cụ thể: Vùng biển Thanh Hoá 161 phương tiện/349 lao động, vùng biển Quảng Ninh 108 phương tiện/768 lao động, vùng biển Hải Phòng 47 phương tiện/324 lao động.

Thanh Hóa chủ động ứng phó với ảnh hưởng của cơn bão số 4

Nhiều tàu cá vào tránh trú tại Âu tránh trú bão cho phương tiện nghề cá phường Quảng Tiến (TP Sầm Sơn).

Các phương tiện trên đều nắm được thông tin về bão số 4 và thường xuyên giữ liên lạc với cơ quan chức năng và gia đình.

Hương Thơm - Lê Hợi


Hương Thơm - Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]