(Baothanhhoa.vn) - Mới đây, tại Hội thảo khoa học Quốc gia “Lê Văn Hưu và Đại Việt sử ký” được tổ chức tại huyện Thiệu Hoá, các đại biểu đã kiến nghị ban tổ chức đề nghị Hội Khoa học lịch sử Việt Nam chủ trì, cùng với các cơ quan hữu trách sớm có kế hoạch chuẩn bị hồ sơ đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh nhà sử học Lê Văn Hưu.

Sẽ đề nghị UNESCO vinh danh nhà sử học Lê Văn Hưu

Mới đây, tại Hội thảo khoa học Quốc gia “Lê Văn Hưu và Đại Việt sử ký” được tổ chức tại huyện Thiệu Hoá, các đại biểu đã kiến nghị ban tổ chức đề nghị Hội Khoa học lịch sử Việt Nam chủ trì, cùng với các cơ quan hữu trách sớm có kế hoạch chuẩn bị hồ sơ đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh nhà sử học Lê Văn Hưu.

Sẽ đề nghị UNESCO vinh danh nhà sử học Lê Văn Hưu

Trong chế độ khoa cử phong kiến Việt Nam lưu danh hơn 200 người con của Thanh Hoá thi đỗ tiến sĩ, trong đó Bảng Nhãn Lê Văn Hưu là một trong số những nhân vật tiêu biểu. Ông sinh năm Canh Dần (1230) trong một dòng họ nổi tiếng ở làng Phủ Lý, nay là xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa. Được thừa hưởng những truyền thống tốt đẹp của dòng họ, từ thuở nhỏ, ông đã sớm thể hiện tư chất thông minh và có chí hướng lập công danh làm rạng rỡ quê hương, đất nước.

Năm 18 tuổi, Lê Văn Hưu thi đậu Bảng Nhãn trong khoa thi đầu tiên của nhà Trần lấy Khôi nguyên.

Bảng Nhãn Lê Văn Hưu là tác giả của tác phẩm lịch sử nổi tiếng “Đại Việt sử ký," bộ sách gồm 30 quyển, trình bày diện mạo lịch sử nước ta qua gần 15 thế kỷ (từ năm 207 trước công nguyên đến năm 1244). Đây là bộ quốc sử đầu tiên ở nước ta, được vua Trần Thánh Tông xuống chiếu ban khen và được Ngô Sĩ Liên, sử thần thời Hậu Lê căn cứ để biên soạn Đại Việt Sử ký toàn thư;" đồng thời Ngô Sĩ Liên đã đánh giá Lê Văn Hưu là "Đại thủ bút đời Trần."

Bộ Quốc sử Đại Việt sử ký ngay từ khi mới ra đời đã có những đóng góp xứng tầm vào những kỳ công xây dựng và bảo vệ đất nước, đưa Vương triều Trần phát triển đến đỉnh cao huy hoàng. Lê Văn Hưu vì thế đã trở thành Tổ sư của nền Sử học Đại Việt-Việt Nam, tất cả đều được bắt đầu từ sự kiện trọng đại này.

Sinh thời, Bảng Nhãn Lê Văn Hưu là người có tư tưởng thấm nhuần đạo lý của Nho giáo. Trong quá trình làm quan, ông luôn yêu thương dân chúng, chăm lo cho đời sống của nhân dân và cống hiến, phụng sự triều đình, với mong muốn góp phần xây dựng một xã hội hài hòa, đất nước thái bình, thịnh vượng.

Ông mất vào năm Nhâm Tuất (1322), hưởng thọ 93 tuổi. Hiện nay,phần mộ, bia ký khắc ghi tiểu sử, ca tụng tài đức, sự nghiệp của ông vẫn còn trên đất Thiệu Trung.

Mới đây, tại huyện Thiệu Hoá, UBND tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã tổ chức Hội Thảo khoa học Quốc gia “Lê Văn Hưu và Đại Việt sử ký”.

Hội thảo thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa thuộc Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện Sử học Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tỉnh Thanh Hóa.

Tại hội thảo, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đã tập trung thảo luận, đưa ra các bằng chứng khoa học nhằm làm rõ thêm nguồn gốc quê hương, thân thế, sự nghiệp của nhà sử học Lê Văn Hưu. Đồng thời khẳng định giá trị, ý nghĩa của bộ Đại Việt sử ký và đóng góp to lớn của Lê Văn Hưu cho nền sử học Việt Nam. Các đại biểu cũng đã kiến nghị Ban tổ chức đề nghị Hội Khoa học lịch sử Việt Nam chủ trì, cùng với các cơ quan hữu trách sớm có kế hoạch chuẩn bị hồ sơ đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh nhà sử học Lê Văn Hưu nhân kỷ niệm 800 năm ngày sinh của ông vào năm 2030.

Thanh Mai


Thanh Mai

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]