(Baothanhhoa.vn) - Chiều 15-7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo Đề án cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và hỗ trợ trong Khu Công nghệ thông tin (CNTT) tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2021-2025.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm nghe báo cáo cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và hỗ trợ trong Khu CNTT Thanh Hoá

Chiều 15-7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo Đề án cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và hỗ trợ trong Khu Công nghệ thông tin (CNTT) tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2021-2025.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm nghe báo cáo cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và hỗ trợ trong Khu CNTT Thanh Hoá

Toàn cảnh hội nghị

Khu CNTT của tỉnh có diện tích 7,35 ha với 8 phân khu, bao gồm: Khu văn phòng, trụ sở làm việc phục vụ công tác quản lý điều hành (toà nhà điều hành); khu nghiên cứu - phát triển, trưng bày giới thiệu sản phẩm; khu sản xuất, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ CNTT; khu tài chính ngân hàng; khu sinh thái phục vụ dân sinh; khu hạ tầng kỹ thuật; khuôn viên cây xanh và đất giao thông.

Hiện nay toà nhà Trung tâm với quy mô 12 tầng đã được hoàn thiện và sẵn sàng đi vào hoạt động. Khu CNTT tập trung là mô hình ứng dụng công nghệ cao, phát triển theo chiều sâu, thể hiện bước đột phá đi vào kinh tế tri thức.

Khu CNTT tập trung được hình thành sẽ tạo ra bước đột phá trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp CNTT, trên cơ sở sản phẩm CNTT trọng điểm, doanh nghiệp CNTT điển hình, giải quyết việc làm cho lao động. Ngoài ra, hình thành Khu CNTT tập trung là hạt nhân cho sự phát triển ngành công nghiệp CNTT của tỉnh, giúp hình thành và phát triển các các loại hình doanh nghiệp số, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, “dẫn dắt” các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công và là “chìa khóa” để phát triển kinh tế số góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm nghe báo cáo cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và hỗ trợ trong Khu CNTT Thanh Hoá

Từ đó, việc ban hành cơ chế, chính sách tu hút đầu tư và hỗ trợ hoạt động trong Khu CNTT được xem là việc làm cần thiết nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh về phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT trong Khu CNTT và trong Tòa nhà Trung tâm CNTT tỉnh Thanh Hóa. Thúc đẩy, tạo lập không gian làm việc tập trung hiện đại của các doanh nghiệp trên địa bàn, hình thành và đưa khu Khu CNTT tập trung của tỉnh vào quy hoạch các Khu CNTT tập trung của Quốc gia.

Bên cạnh đó, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp nhằm thu hút nhân lực chất lượng cao, chuyên gia trong, ngoài nước để ứng dụng công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới, tạo ra sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao, đưa công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, thúc đẩy chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Tăng cường kết nối, trao đổi, hỗ trợ và tương tác lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong, ngoài nước hoạt động sản xuất kinh, doanh và nghiên cứu, từ đó tạo ra các sản phẩm, dịch vụ CNTT có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Kêu gọi được các nhà đầu tư, doanh nghiệp thực hiện đầu tư hạ tầng, sản xuất các sản phẩm phần mềm, nội dung số, dịch vụ CNTT trong Khu CNTT của tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm nghe báo cáo cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và hỗ trợ trong Khu CNTT Thanh Hoá

Đại diện lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông phát biểu tại hội nghị.

Để đạt được mục tiêu trên, Đề án đã xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào khu CNTT và cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động trong khu CNTT, trong tòa nhà Trung tâm CNTT tỉnh. Trong đó, sẽ có các chính sách cụ thể, như: Chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào Khu CNTT của tỉnh; Chính sách hỗ trợ các sản phẩm phần mềm của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong Khu CNTT trong Tòa nhà Trung tâm CNTT tỉnh Thanh Hóa; Chính sách hỗ trợ đơn giá thuê hạ tầng kỹ thuật - dịch vụ CNTT; Chính sách hỗ trợ đơn giá thuê mặt bằng cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong Tòa nhà Trung tâm CNTT tỉnh Thanh Hóa…

Cũng theo Đề án, hiệu quả mang lại từ việc hình thành và phát triển khu CNTT tập trung của tỉnh nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa XII) về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; là một trong những khâu đột phá, động lực trong chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa, góp phần tích cực vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm nghe báo cáo cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và hỗ trợ trong Khu CNTT Thanh Hoá

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm phát biểu kết luận hội nghị.

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm đánh giá cao sự nỗ lực của Sở Thông tin và Truyền thông cũng như sự phối hợp của các đơn vị liên quan. Đồng chí đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế làm rõ số lượng doanh nghiệp ứng dụng CNTT, doanh nghiệp CNTT để thống kê, cập nhập lại số liệu cụ thể.

Về các chính sách hỗ trợ, đồng chí thống nhất với các chính sách được xây dựng trong Đề án. Tuy nhiên, lưu ý không nên có chính sách khuyến khích cá nhân và mức hỗ trợ thuê đất cần áp dụng theo mức thấp nhất đang thực hiện của tỉnh.

Đối với các điều kiện và mức hỗ trợ các sản phẩm phần mềm của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong khu CNTT nên gộp chung; thống nhất mức hỗ trợ 30% chi phí tạo ra phần mềm mới (không bao gồm chi phí phát triển phần mềm sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả); và mức hỗ trợ tối đa không quá 2 tỷ đồng/1 phần mềm. Việc xác định chi phí bàn giao phần mềm giao Sở Thông tin và Truyền thông lấy ý kiến thêm của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế để xác định chi phí cụ thể cho phù hợp với tình hình thực tế.

Sở Thông tin và Truyền thông cũng cần tìm hiểu, cập nhật tình hình hoạt động các trung tâm công nghệ thông tin của các tỉnh, thành phố khác để có sự so sánh, từ đó định hình được cách làm và hoạt động điều hành của Trung tâm công nghệ thông tin tỉnh trong thời gian tới.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông tiếp thu các ý kiến thảo luận tại hội nghị, đồng thời tiếp tục xin ý kiến góp ý các ngành; hoàn thiện lại dự thảo Đề án, báo cáo UBND tỉnh xem xét trong thời gian tới.

Ngọc


Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]