(Baothanhhoa.vn) - Sáng 14-1, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo Đề án trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025 và Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Lang Chánh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo Đề án trồng cây xanh và Đề án du lịch sinh thái trong rừng phòng hộ Lang Chánh

Sáng 14-1, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo Đề án trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025 và Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Lang Chánh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo Đề án trồng cây xanh và Đề án du lịch sinh thái trong rừng phòng hộ Lang Chánh

Đồng chí Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Dự thảo Đề án trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025 do Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa trình bày nêu rõ sự cần thiết phải xây dựng Đề án trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát triển cây xanh trên địa bàn tỉnh và thực trạng phát triển cây xanh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020. Qua đó, dự thảo Đề án đưa ra quan điểm, mục tiêu phát triển cây xanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025 là phát triển cây xanh trên cơ sở quy hoạch đô thị, bảo đảm độ phủ tối thiểu theo quy định; lựa chọn cây trồng phù hợp với mỗi vùng, miền, loại đô thị, các khu, cụm công nghiệp, trụ sở… cũng như phù hợp với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, văn hóa…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo Đề án trồng cây xanh và Đề án du lịch sinh thái trong rừng phòng hộ Lang Chánh

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa trình bày dự thảo đề án.

Đề án đặt ra mục tiêu trồng cây xanh trên phạm vi toàn tỉnh, tạo thành phong trào sâu rộng, thường xuyên, nép đẹp văn hóa trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong tỉnh; đồng thời, huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng trong việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hệ thống cây xanh trên địa bàn tỉnh thông qua việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân về vai trò, tác động của cây xanh.

Dự thảo Đề án cũng đặt ra mục tiêu mỗi năm toàn tỉnh trồng khoảng 3 triệu cây xanh các loại, trong giai đoạn 2021-2025 toàn tỉnh trồng 15 triệu cây xanh các loại; xây dựng được những hàng cây, dải rừng, khu rừng cảnh quan môi trường sinh thái mang đậm bản sắc các dân tộc trong tỉnh…

100% cây trồng bảo đảm về cơ cấu, loài cây và được kiểm soát về tiêu chuẩn, chất lượng trước khi trồng; 100% cây phân tán sau khi trồng được bàn giao cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, quản lý, bảo vệ và hưởng lợi từ cây được giao quản lý.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo Đề án trồng cây xanh và Đề án du lịch sinh thái trong rừng phòng hộ Lang Chánh

Phó Giám đốc Sở Xây dựng phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Các đại biểu đã thảo luận, góp ý về sự cần thiết phải xây dựng Đề án, đồng thời bổ sung quan điểm, mục tiêu, vị trí, loại cây trồng cho phù hợp. Một số đại biểu cũng đưa ra ý kiến cần lường trước những khó khăn khi triển khai thực hiện Đề án để đơn vị soạn thảo xây dựng được các giải pháp phù hợp, hiệu quả.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo Đề án trồng cây xanh và Đề án du lịch sinh thái trong rừng phòng hộ Lang Chánh

Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thảo luận tại hội nghị

Phát biểu kết luận nội dung dự thảo Đề án này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang đánh giá cao đơn vị soạn thảo đã xây dựng Đề án một cách chi tiết, rõ ràng, mạch lạc.

Đồng chí nhấn mạnh, Đề án trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025 có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Do đó, việc xây dựng và thực hiện đề án là cần thiết và cấp bách.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã cho ý kiến cụ thể vào từng nội dung của dự thảo Đề án, trong đó lưu ý một số điểm cần thiết phải bổ sung vào dự thảo Đề án như: Nêu rõ hơn cơ sở pháp lý xây dựng và thực hiện Đề án; sự cần thiết của việc xây dựng và thực hiện Đề án đối với công tác bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan thiên nhiên.

Phần đánh giá thực trạng, đồng chí đề nghị đơn vị soạn thảo phối hợp với các sở, ngành để có đánh giá tổng thế, sát thực, làm cơ sở để xây dựng mục tiêu cụ thể cho Đề án.

Phần mục tiêu cần bám vào sáng kiến trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV để xây dựng mục tiêu thực hiện cho cả giai đoạn. Theo đó, đơn vị soạn thảo Đề án cần điều chỉnh tăng mục tiêu trồng cây xanh các loại trong giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn cả tỉnh cho phù hợp với khả năng, thực tế.

Trên cơ sở các ý kiến thảo luận, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Xây dựng đánh giá thực trạng và mục tiêu trồng cây xanh tại các khu đô thị; phối hợp với Sở Giao thông - Vận tải để đánh giá lộ trình trồng cây xanh cho các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ; phối hợp với Sở Tài chính để dự toán kinh phí.

Đồng chí giao trong 10 ngày, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến của các sở, ngành hoàn thiện nội dung báo cáo, trình Ban cán sự Đảng UBND tỉnh xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy xem xét, chuyển Đề án thành kế hoạch để tổ chức thực hiện.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo Đề án trồng cây xanh và Đề án du lịch sinh thái trong rừng phòng hộ Lang Chánh

Đại diện Ban Quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh trình bày dự thảo Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040

Dự thảo Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 do Ban Quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh trình bày được xây dựng dưa trên cơ sở điều tra, đánh giá hiện trạng các loại tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, bảo đảm tính khoa học và thực tiễn ở huyện Lang Chánh.

Dự thảo Đề án đã làm rõ 6 điểm du lịch, 18 điểm tham quan, 19 tuyến du lịch, các dự án đầu tư và các sản phẩm, giải pháp nâng cao sinh kế của người dân.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo Đề án trồng cây xanh và Đề án du lịch sinh thái trong rừng phòng hộ Lang Chánh

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu ý kiến tại hội nghị

Đề án đề ra mục tiêu đến năm 2025 thu hút được ít nhất 50.000 lượt khách du lịch/năm, trong đó số lượng khách quốc tế tối thiểu chiếm 5% tổng số du khách. Tỷ lệ du khách ở lại lưu trú qua đêm chiếm 20% tổng số du khách. Tổng thu từ hoạt động du lịch hàng năm đạt ít nhất 60 tỷ đồng; trong đó nguồn thu từ hoạt động cho thuê môi trường rừng hàng năm đạt ít nhất 600 triệu đồng.

Đề án cũng đặt ra sẽ tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 1.150 lao động, trong đó có khoảng 450 lao động trực tiếp và 700 lao động gián tiếp. Môi trường tại các làng, bản tham gia cung ứng dịch vụ du lịch được cải thiện và kiểm soát.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo Đề án trồng cây xanh và Đề án du lịch sinh thái trong rừng phòng hộ Lang Chánh

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thảo luận tại hội nghị

Đến năm 2030 thu hút được ít nhất 100.000 lượt khách du lịch/năm trong đó số lượng khách quốc tế tối thiểu chiếm 8% tổng số du khách. Tỷ lệ du khách ở lại lưu trú qua đêm chiếm 28% tổng số du khách. Tổng thu từ hoạt động du lịch hàng năm đạt ít nhất 80 tỷ đồng; trong đó nguồn thu từ hoạt động cho thuê môi trường rừng hàng năm đạt ít nhất 800 triệu đồng. Tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 2.500 lao động, trong đó có khoảng 1.000 lao động trực tiếp và 1.500 lao động gián tiếp; các lao động được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

Phát biểu kết luận vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đánh giá cao việc đánh giá thực trạng cũng như phương án pháp triển của Đề án mà Ban Quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh, thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chuẩn bị, theo đó thống nhất với tên của Đề án.

Đối với phương án phát triển, đồng chí đề nghị đơn vị soạn thảo Đề án cần bổ sung một số tua, tuyến trong và ngoài tỉnh để thu hút khách du lịch. Có giải pháp thu hút nhà đầu tư chiến lược để thực hiện Đề án.

Đồng chí lưu ý, Đề án cần bảo đảm 5 mục tiêu: Bảo vệ và phát triển rừng theo Luật Lâm nghiệp; phát triển kinh tế địa phương, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người dân, bảo vệ môi trường thiên nhiên bền vững.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý, khi có các nhà đầu tư vào lập đề án, cần phải chú trọng đến mật độ xây dựng, chiều cao công trình và kiến trúc phải phù hợp với khu vực miền núi, không phá vỡ cảnh quan. Lưu ý các nhà đầu tư cần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ mới, hấp dẫn để thu hút và giữ chân du khách.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]