(Baothanhhoa.vn) - Cuối năm 1945, để lãnh đạo cuộc kháng chiến và phong trào cách mạng ở Thường Xuân đòi hỏi phải có một tổ chức đảng trực tiếp lãnh đạo. Ủy ban kháng chiến Thượng du đã tăng cường cán bộ, chỉ đạo, hướng dẫn, vận động nhân dân thực hiện đường lối cách mạng của Đảng, xây dựng lực lượng quần chúng, bồi dưỡng, phát triển đảng viên (ĐV). Ngày 6-4-1949, tại nhà bà Nguyễn Thị Tư - Cửa Đặt chi bộ đầu tiên của huyện Thường Xuân được thành lập. Từ những hạt giống đỏ đầu tiên gồm 10 ĐV ưu tú, sau 1 năm chi bộ đã phát triển ĐV và xây dựng thêm những tổ chức đảng cơ sở ở Thanh Cao, Bát Mọt, Hiệp Tháp, Thắng Lợi. Nhằm bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất trên địa bàn huyện Thường Xuân, tháng 8-1950 Đảng ủy Ban miền Tây chỉ đạo thành lập Đảng bộ huyện Thường Xuân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát huy truyền thống, xây dựng huyện Thường Xuân phát triển toàn diện, trở thành huyện khá của tỉnh

Cuối năm 1945, để lãnh đạo cuộc kháng chiến và phong trào cách mạng ở Thường Xuân đòi hỏi phải có một tổ chức đảng trực tiếp lãnh đạo. Ủy ban kháng chiến Thượng du đã tăng cường cán bộ, chỉ đạo, hướng dẫn, vận động nhân dân thực hiện đường lối cách mạng của Đảng, xây dựng lực lượng quần chúng, bồi dưỡng, phát triển đảng viên (ĐV). Ngày 6-4-1949, tại nhà bà Nguyễn Thị Tư - Cửa Đặt chi bộ đầu tiên của huyện Thường Xuân được thành lập. Từ những hạt giống đỏ đầu tiên gồm 10 ĐV ưu tú, sau 1 năm chi bộ đã phát triển ĐV và xây dựng thêm những tổ chức đảng cơ sở ở Thanh Cao, Bát Mọt, Hiệp Tháp, Thắng Lợi. Nhằm bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất trên địa bàn huyện Thường Xuân, tháng 8-1950 Đảng ủy Ban miền Tây chỉ đạo thành lập Đảng bộ huyện Thường Xuân.

Phát huy truyền thống, xây dựng huyện Thường Xuân phát triển toàn diện, trở thành huyện khá của tỉnh

Bia đá được dựng tại khu lưu niệm nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên tại nhà bà Nguyễn Thị Tư ở Cửa Đặt, xã Vạn Xuân, tiền thân của Đảng bộ huyện Thường Xuân. Ảnh: Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thường Xuân.

Ngay sau khi được thành lập, thực hiện nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, vận dụng linh hoạt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phát huy truyền thống cách mạng của quê hương. Ban chấp hành đảng bộ đã đề ra các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp sát với nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của địa phương lúc bấy giờ; đẩy mạnh sản xuất, diệt giặc đói, giặc dốt, từng bước ổn định đời sống nhân dân, xây dựng tiềm lực kinh tế - xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, hàng ngàn thanh niên của huyện đã tham gia bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến góp phần làm nên chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Trong thời kỳ đất nước vừa phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đảng bộ huyện đã lãnh đạo nhân dân vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vững tay súng, chắc tay cày, huy động sức người, sức của cho tiền tuyến “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” làm tròn trách nhiệm của “hậu phương lớn” cho tiền tuyến lớn ở miền Nam, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử - chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tháng 4-1975.

Sau ngày nước nhà thống nhất, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Thường Xuân bắt tay vào công cuộc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, ngăn chặn, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội; từng bước ổn định và nâng cao đời sống nhân dân; xây dựng tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Đặc biệt, sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đảng bộ đã quán triệt, vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xác định rõ phương hướng, mục tiêu, những nhiệm vụ trọng tâm, những khâu đột phá; ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp, khơi dậy tiềm năng, lợi thế; truyền thống lao động sáng tạo trong nhân dân, tranh thủ mọi nguồn lực và sử dụng có hiệu quả đưa kinh tế của huyện phát triển, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hằng năm đạt 15,42%; thu nhập bình quân đầu người đạt 24,8 triệu/năm; việc dồn điền, đổi thửa, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật, liên minh liên kết với các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh. Năng suất, sản lượng, hiệu quả các cây trồng, vật nuôi đã tăng lên đáng kể. Thu ngân sách trên địa bàn huyện vượt chỉ tiêu tỉnh giao, giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt kế hoạch, cơ sở hạ tầng được đầu tư tạo ra nhiều lợi thế phát triển mới, như: Hồ chứa nước Cửa Đạt, các nhà máy điện Cửa Đặt, Bái Thượng, Xuân Minh, Dốc Cáy, các nhà máy chế biến lâm sản như Dokota, Thanh Hoa, Sơn Lâm. Đến nay, toàn huyện có 127 doanh nghiệp, trong đó có 9 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Hoạt động văn hóa - xã hội có chuyển biến tích cực, theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, chuẩn hóa, nâng cao chất lượng. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được quan tâm, với việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn và tăng cường cơ sở vật chất trường học; hệ thống trường lớp học đã được xây dựng kiên cố, có 50% trường học đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống y tế từ huyện đến xã được đầu tư, với 100% thôn, bản có nhân viên y tế, trạm y tế xã có bác sĩ, có 70% xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa được khôi phục và phát triển, dịch vụ du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái ngày càng mở rộng, thu hút hàng vạn du khách đến với Thường Xuân. Công tác giảm nghèo nhanh và bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) được các cấp ủy, chính quyền chỉ đạo quyết liệt, nhân dân đồng thuận thực hiện đạt hiệu quả. Đến nay, toàn huyện có 3 xã, 20 thôn đạt chuẩn NTM, 1 thôn đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu, bình quân toàn huyện đạt 14,3 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 10 tiêu chí. Với sự chỉ đạo tập trung của cấp ủy, sự quyết tâm của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trong huyện đã tập trung phát triển kinh tế - xã hội, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động tăng thu nhập cho người lao động. Đồng thời, tập trung chỉ đạo, phối hợp với các ngành cấp trên huy động các nguồn lực đầu tư mở rộng các dịch vụ xã hội cơ bản, như: Nhà ở, nước sạch, điện, vệ sinh môi trường, y tế, tiếp cận truyền thông, pháp luật... vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm. Tính đến hết năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo trong huyện còn 13,34%.

Trải qua hơn 70 năm xây dựng và phát triển, được rèn luyện trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, trong mỗi giai đoạn lịch sử, trong bất cứ hoàn cảnh nào, Đảng bộ huyện Thường Xuân luôn xác định nhất quán quan điểm phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt và đặc biệt quan tâm, củng cố xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao. 70 năm qua, từ 10 ĐV khi mới thành lập chi bộ đảng, đến nay đảng bộ huyện đã có gần 5.200 ĐV, sinh hoạt tại 43 đảng bộ, chi bộ cơ sở, 238 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở. Đội ngũ cán bộ, ĐV luôn luôn phát huy, kế tục truyền thống thế hệ đi trước, có lập trường chính trị vững vàng, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong sáng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước.

Có thể khẳng định, dù mỗi thời điểm có những thuận lợi, khó khăn khác nhau, song Đảng bộ huyện Thường Xuân luôn phát huy vai trò là hạt nhân lãnh đạo, vận động quần chúng, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng; giữ mối quan hệ máu thịt với nhân dân, tổ chức thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Kỷ niệm 70 năm thành lập đảng bộ huyện là dịp để mọi cán bộ, ĐV và nhân dân các dân tộc trong huyện nhìn lại chặng đường đã qua, tự hào về truyền thống cách mạng, phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, đổi mới xây dựng quê hương Quế Ngọc Châu Thường ngày càng giàu mạnh. Bên cạnh đó, để thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thường Xuân lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2015-2020), đảng bộ huyện xác định tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, ĐV nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; tập trung khai thác tiềm năng lợi thế, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển; xây dựng NTM và giảm nghèo nhanh, bền vững. Tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, xây dựng huyện Thường Xuân phát triển toàn diện, vững mạnh.

Đỗ Xuân Nam

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Thường Xuân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]