(Baothanhhoa.vn) - Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào thời kỳ quyết liệt. Ngày 15-7-1950, tại núi Hồng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, đội thanh niên xung phong (TNXP) mang phiên hiệu 312 gồm 225 đội viên được thành lập với mục đích phục vụ công cuộc kháng chiến. Tháng 10 - 1950 đội TNXP thứ hai được thành lập với 1.737 đội viên, biên chế thành 8 liên phân đội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát huy truyền thống thanh niên xung phong anh hùng

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào thời kỳ quyết liệt. Ngày 15-7-1950, tại núi Hồng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, đội thanh niên xung phong (TNXP) mang phiên hiệu 312 gồm 225 đội viên được thành lập với mục đích phục vụ công cuộc kháng chiến. Tháng 10 - 1950 đội TNXP thứ hai được thành lập với 1.737 đội viên, biên chế thành 8 liên phân đội.

Đại diện Báo Tiền Phong và Trung ương Đoàn trao quà cho cựu TNXP nghèo tỉnh Thanh Hóa.

Từ một đội TNXP đã phát triển thành đoàn TNXP mang mật danh “XP” với con số hàng nghìn TNXP có nhiệm vụ làm tới 30 loại công việc khác nhau, từ mở đường vận chuyển hàng hóa, vũ khí, khí tài đến sản xuất dụng cụ lao động, cứu thương bộ đội, xây dựng cầu kè, rà phá bom mìn, sản xuất lương thực... đã góp phần cùng với bộ đội và các hậu phương làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trong đó có đóng góp không nhỏ của gần 19.000 cán bộ, chiến sĩ TNXP Thanh Hóa.

Bước vào thời kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược, ngày 25-5-1965, “Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước” được thành lập tại Thanh Hóa. Đội gồm 9 đại đội với 1.200 cán bộ, đội viên nam. Đội được trang bị súng, ô tô tải, ô tô con, có bác sĩ, thợ cơ khí... và mỗi cán bộ, đội viên được trang bị một xe đạp Phượng Hoàng. Sau khi thành lập, “đội quân xe đạp Phượng Hoàng” bắt đầu cuộc hành quân thần tốc chi viện cho Đoàn 559 Trường Sơn, góp phần vào Đại thắng mùa xuân năm 1975 thống nhất đất nước. Trải qua hai cuộc kháng chiến, TNXP Việt Nam nói chung, TNXP Thanh Hóa nói riêng đã phát huy được truyền thống cần cù, anh dũng, kiên cường, đoàn kết, sáng tạo. Thanh Hóa có 594 liệt sĩ, gần 4.000 thương binh, 9 cá nhân và 3 tập thể anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là lực lượng TNXP. Sau ngày thống nhất đất nước, theo chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Thanh Hóa đã thành lập đội thanh niên tình nguyện (TNTN) với số lượng 29.000 người làm nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế mới.

Ngày 15-7-1997, Ban đại diện TNXP Thanh Hóa được thành lập, đến năm 2005 được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đổi thành Hội Cựu TNXP Thanh Hóa. Hội có hệ thống từ tỉnh đến cơ sở với gần 70.000 hội viên (nay còn hơn 53.000 hội viên). Các cấp hội cựu TNXP trên địa bàn tỉnh luôn hoạt động tích cực với tinh thần trách nhiệm cao, làm tốt chức năng, nhiệm vụ của hội là làm nhân chứng lịch sử bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của hội viên và các hoạt động vì nghĩa tình đồng đội. Hội Cựu TNXP Thanh Hóa đã phối hợp tích cực với các ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tỉnh đoàn, Sở Nội vụ, Sở Tài chính tham mưu, đề xuất với lãnh đạo tỉnh, Đảng, Nhà nước giải quyết cho hơn 43.000 cựu TNXP được hưởng chế độ 1 lần theo các Quyết định 104, 40 của Thủ tướng Chính phủ; 594 hội viên được công nhận là liệt sĩ, gần 4.000 cựu TNXP được hưởng chế độ thương binh hoặc như thương binh, hơn 1.000 cựu TNXP cô đơn được hưởng trợ cấp thường xuyên, 338 cựu TNXP và con em cựu TNXP được hưởng chế độ chất độc da cam.

Hoạt động nghĩa tình đồng đội được xem là nhiệm vụ xuyên suốt có ý nghĩa thiết thực nhất của hội, thể hiện sự tri ân với đồng đội, người thân của đồng đội đã hy sinh, đồng thời giúp đỡ những đồng đội khó khăn vươn lên ổn định cuộc sống. Các cấp hội đã và đang thực hiện tiết kiệm, quyên góp, phát triển kinh tế giúp nhau xóa nghèo, xây dựng quỹ nghĩa tình TNXP cấp tỉnh, cấp huyện để có điều kiện giúp đỡ nhiều hội viên khó khăn. Số dư quỹ nghĩa tình TNXP ở cơ sở đã tăng từ hơn 20 tỷ đồng (2015) lên gần 50 tỷ đồng (đầu năm 2018). Đã có nhiều hội viên được hỗ trợ, giúp vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, trang trại, gia trại trồng trọt, chăn nuôi tạo việc làm và giúp nhiều hội viên thoát nghèo. Các cấp hội đã vận động hỗ trợ xây dựng được hàng nghìn ngôi nhà tình nghĩa, hơn 5.000 sổ tiết kiệm từ 2 triệu đến 10 triệu đồng, hàng vạn suất quà thăm hỏi giúp đỡ cựu TNXP khó khăn, nhiều nữ TNXP được doanh nghiệp hỗ trợ nuôi dưỡng suốt đời, qua đó thu hút đông đảo hội viên cơ sở tích cực hưởng ứng và là nòng cốt thực hiện các phong trào lớn của tỉnh, của địa phương.

Tuy nhiên, hiện Thanh Hóa vẫn còn hơn 2.000 hội viên cựu TNXP kháng chiến khó khăn chưa được quan tâm giải quyết chế độ, chính sách; gần 26.000/29.000 TNTN tập trung chống Mỹ chưa được tỉnh công nhận phiên hiệu như TNXP để được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước.

Phát huy truyền thống cách mạng, truyền thống TNXP anh hùng, thời gian tới, các cấp hội cựu TNXP tiếp tục tập trung tuyên truyền sâu rộng truyền thống TNXP, tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tiến tới hội nghị biểu dương TNXP xuất sắc làm theo lời Bác; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động hội; xây dựng quỹ nghĩa tình TNXP đạt từ 800.000 đến 900.000 đồng/hội viên vào cuối năm 2018, phấn đấu hơn 300 cơ sở có quỹ bình quân từ 1 triệu đồng trở lên, nâng tổng số quỹ nghĩa tình TNXP lên 53 tỷ đồng; phối hợp chặt chẽ với các ngành để tham mưu cho UBND tỉnh sớm công nhận phiên hiệu TNTN, thanh niên xung kích, thanh niên địa phương theo Thông tư 18 của Bộ Nội vụ.


Bài và ảnh: Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]