(Baothanhhoa.vn) - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954), thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ. Thanh Hóa được chọn làm địa điểm trao trả tù binh Pháp và đón tiếp cán bộ, bộ đội, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhớ những ngày đón đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954), thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ. Thanh Hóa được chọn làm địa điểm trao trả tù binh Pháp và đón tiếp cán bộ, bộ đội, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc.

Nhớ những ngày đón đồng bào miền Nam tập kết ra BắcĐón đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc tại Cảng Hới năm 1954. Ảnh: tư liệu

Thực hiện đường lối nhân đạo của Đảng, hơn 1.000 tù binh Pháp từ các chiến trường chuyển về đã được chăm sóc, chữa bệnh và đối xử chu đáo. Tỉnh đã chỉ đạo thành lập bệnh xá riêng và cử các y, bác sĩ giỏi đến khám, chữa bệnh cho tù binh. Trước khi về nước, nhiều tù binh đã bày tỏ thiện cảm và lòng biết ơn đối với Chính phủ và thầy thuốc Việt Nam. Việc trao trả tù binh tại Sầm Sơn, phía Pháp phải ghi nhận thiện chí của Việt Nam.

Sau khi trao trả tù binh Pháp, Thanh Hóa tổ chức đón tiếp cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết tại Sầm Sơn. Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ty Thương binh thành lập 12 trạm đón tiếp và mượn nhà dân cho cán bộ, đồng bào và các cháu học sinh miền Nam ăn, ở, sinh hoạt. Tỉnh ủy đã chỉ đạo các huyện chuẩn bị lương thực, thực phẩm, chăn màn, quần áo, bảo đảm cho đồng bào, chiến sĩ, cán bộ miền Nam có điều kiện sinh hoạt bình thường ngay khi vừa đặt chân lên đất Bắc.

Địa điểm đầu tiên tập kết là Cảng Lạch Hới, xã Quảng Tiến, nay là phường Quảng Tiến (TP Sầm Sơn) vào ngày 25-9-1954. Các chuyến tàu chở cán bộ, đồng bào và các cháu học sinh miền Nam đầu tiên tập kết ra Bắc đã được chào đón trong niềm hân hoan, thắm đượm tình cảm của Nhân dân Sầm Sơn và tỉnh Thanh Hóa.

Theo hồi tưởng của ông Trần Trí Trác, nguyên cán bộ phụ trách thanh niên xã Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn thời bấy giờ: Khi được chọn là một trong những địa phương đón đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc, người dân xã Quảng Tiến vô cùng tự hào và xúc động. Xã đã huy động, hàng nghìn ngày công lao động của quân và dân đã xây dựng cơ sở để đón tiếp. Cả xã trở thành đại công trường, người người san lấp mặt bằng, dựng cột kèo, lán trại làm nơi cho cán bộ, đồng bào nghỉ ngơi, sinh hoạt, người thì làm đường, mở rộng đường ra Cảng Hới, làm tuyến cầu phao luồng dài hàng ki-lô-mét để đón cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam.

Có những chiếc tàu biển lớn của Liên Xô, Ba Lan không cập được cảng mà phải đậu ngoài biển, Đảng bộ, chính quyền thị xã Sầm Sơn đã huy động Nhân dân dùng các tàu, thuyền đánh cá áp mạn, trung chuyển đưa cán bộ, đồng bào vào bờ. Trên bờ, rất đông Nhân dân mang theo băng rôn, khẩu hiệu đứng đón cán bộ, đồng bào miền Nam hai bên cầu cảng. Người dìu, người cõng những người say sóng, trẻ em vào khu lán trên bờ sông chăm sóc. Đoàn cán bộ, học sinh tập kết lưu lại Quảng Tiến vài ngày để phục hồi sức khỏe, học nội dung, quy chế sinh hoạt, hoạt động, tối xem phim, biểu diễn văn nghệ, giao lưu với Nhân dân sở tại, rồi chuyển về các địa phương khác nhận nhiệm vụ mới.

Tỉnh đã chỉ đạo các địa phương như: Quảng Xương, Nga Sơn, Đông Sơn, Hoằng Hóa, Nông Cống, Thiệu Hóa, Yên Định, Thọ Xuân... cung cấp hàng ngàn con trâu, bò, lợn; hàng vạn con gà, vịt, hàng chục ngàn bộ quần áo, hàng ngàn màn, chăn, áo ấm. Các huyện miền núi Như Xuân, Cẩm Thủy cung cấp hàng vạn cây luồng, nứa, bương, gỗ để xây dựng nhà cửa, lán trại. Ngành y tế đã xây dựng một trạm cấp cứu tại Sầm Sơn, 2 trạm y tế đặt ở 2 xã Hoằng Quang và Hoằng Lộc (Hoằng Hóa), xây bệnh xá ở xã Thiệu Đô để kiểm tra sức khỏe cho cán bộ, đồng bào và học sinh miền Nam.

Trong 7 đợt (từ 15-10-1954 đến 1-5-1955) đã có 1.869 thương, bệnh binh, 47.346 cán bộ, 5.922 học sinh, 1.443 gia đình cán bộ miền Nam tập kết về Sầm Sơn đã được Nhân dân Thanh Hóa đón tiếp, chăm sóc tận tình. Sau các đợt tập kết, cán bộ, đồng bào, học sinh miền Nam được bố trí người tiếp tục theo học tại các cơ sở đào tạo, người biên chế vào lực lượng vũ trang, tập trung học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng kinh tế miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam. Không ít cán bộ, đồng bào miền Nam đã tham gia gây dựng, phát triển mô hình kinh tế tập thể ở các khu vực như Vân Du, Thạch Quảng (Thạch Thành), Phúc Do (Cẩm Thủy), Lam Sơn, Sông Âm, Sao Vàng (Ngọc Lặc), Bãi Trành (Như Xuân)... của tỉnh Thanh Hóa, góp phần xây dựng cơ sở vật chất ban đầu cho CNXH, chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam.

Việt Linh


Việt Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]