(Baothanhhoa.vn) - Đúng ngày này cách đây 77 năm (ngày 10-3-1946), trong thư gửi đồng bào Nam Bộ, các chiến sĩ ở tiền tuyến và Ủy ban Hành chính Nam Bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải giữ gìn giọt máu của đồng bào để xây đắp tương lai của Tổ quốc”!

Lời Bác năm xưa: “Phải giữ gìn giọt máu của đồng bào để xây đắp tương lai của Tổ quốc”

Đúng ngày này cách đây 77 năm (ngày 10-3-1946), trong thư gửi đồng bào Nam Bộ, các chiến sĩ ở tiền tuyến và Ủy ban Hành chính Nam Bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải giữ gìn giọt máu của đồng bào để xây đắp tương lai của Tổ quốc”!

Lời Bác năm xưa: “Phải giữ gìn giọt máu của đồng bào để xây đắp tương lai của Tổ quốc”

Chủ tịch Hồ Chí Minh với đoàn đại biểu Nam Bộ từ chiến trường miền Nam ra chiến khu Việt Bắc báo cáo với Trung ương Đảng, Bác Hồ và Chính phủ về quyết định kháng chiến của đồng bào và chiến sĩ miền Nam (10-1949). Ảnh: hochiminh.vn.

Đối với dân tộc Việt Nam, từ trong trường kỳ lịch sử, “Nhân dân” là biểu tượng của sức mạnh, là lực lượng quyết định đến công cuộc bảo vệ, dựng xây đất nước. Chính vì vậy mà cách chúng ta nhiều thế kỷ, Nguyễn Trãi - danh nhân văn hóa thế giới, nhà tư tưởng lớn của dân tộc, luôn đề cao tư tưởng “yêu nước”, “thương dân”. Ông khẳng định: “Phúc chu thủy tín dân do thủy” (nghĩa là: Lật thuyền mới biết sức dân mạnh như nước). Đến thời đại Hồ Chí Minh, quan điểm trọng dân, chăm lo cho dân đã được nâng lên và phát huy cao độ, trở thành “hệ tư tưởng” về tinh thần tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, mà hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức học tập và phát huy.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn trọng Nhân dân, một mặt xuất phát từ những bài học lớn, được rút ra từ chiều sâu lịch sử dân tộc; mặt khác, là sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác-Lênin, khi các nhà kinh điển đã khẳng định, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng Nhân dân; quần chúng Nhân dân là người quyết định vận mệnh của lịch sử. Theo đó, trong quan niệm của Người, người cách mạng “yêu nước” là phải “thương dân”, “trung với nước” là phải “hiếu với dân”. Người chỉ ra rằng: “Chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: dân rất tốt. Lúc họ đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ”. Đặc biệt, khi bàn về chữ “Nhân”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Nhân nghĩa là Nhân dân. Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân”!

Thực tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng trong hơn 90 năm qua cho thấy, thành công của cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và dựng xây xã hội xã hội chủ nghĩa, đã minh chứng sinh động cho phạm trù “ý thức tôn trọng Nhân dân”. Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong suốt 37 năm qua, đặc biệt là qua 32 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991) và 12 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), đã đưa đất nước ta vượt khỏi “vùng trũng” của đói nghèo, lạc hậu. Đồng thời, những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đã góp phần vun đắp cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước ta ngày càng nâng cao. Qua đó, tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại. Đồng thời, một lần nữa khẳng định, ý thức tôn trọng Nhân dân, đề cao vai trò làm chủ của Nhân dân, thật sự đi vào đời sống, có giá trị thực tiễn và ý nghĩa khoa học, cách mạng, nhân văn.

Trong bối cảnh hiện nay, khi toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII và nghị quyết đại hội Đảng các cấp, nhắc nhớ lại lời Bác trong thư Người gửi đồng bào Nam Bộ, các chiến sĩ ở tiền tuyến và Ủy ban Hành chính Nam Bộ, ngay khi đất nước vừa giành lại độc lập chưa lâu (ngày 10-3-1946), rằng: “Chúng ta cần phải giữ gìn giọt máu của đồng bào để xây đắp tương lai của Tổ quốc. Sự kiến thiết, sự tranh đấu chưa kết thúc, tinh thần hăng hái của đồng bào sẽ không bao giờ phải e là không có cơ hội hành động nữa”. Lời Bác một lần nữa vừa khẳng định, đề cao, coi trọng vai trò của Nhân dân trong sự nghiệp cách mạng; vừa “khoan thư sức dân” làm kế sâu rễ, bền gốc; vừa cổ vũ, động viên tinh thần tranh đấu của các tầng lớp Nhân dân cho sự nghiệp dựng xây, kiến thiết đất nước.

Theo đó, phải để tư tưởng “trọng dân” và “bồi dưỡng sức dân” hay “giữ gìn giọt máu của đồng bào để xây đắp tương lai của Tổ quốc”, thực sự trở thành một lực lượng mạnh mẽ, nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng đến hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Muốn vậy, phải làm cho tư tưởng của Người thấm sâu vào nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên và lan tỏa rộng trong đời sống xã hội.

Để lời căn dặn của Bác, cùng với Cương lĩnh phát triển đất nước của Đảng ta luôn là ngọn cờ tư tưởng, ngọn cờ chiến đấu, ngọn cờ quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ đó, không ngừng gia tăng tiềm lực mọi mặt của quốc gia, phấn đấu vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, như tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Khôi Nguyên


Khôi Nguyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]